xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp

Nhóm Phóng viên

(NLĐO) - Tại buổi khai mạc chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2018 do Báo Người Lao Động tổ chức ở Đắk Lắk, nhiều thí sinh bày nỗi lo thất nghiệp khi lỡ thích ngành sư phạm

Sáng nay, ngày 27-1, chương trình Đưa trường học đến thí sinh lần thứ 17 chính thức khai mạc tại Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh- Truyền hình Đắk Lắk từ 8 giờ đến 9 giờ 30 và tường thuật trực tuyến trên Báo Người Lao Động Online. 

Đưa trường học đến thí sinh 2018 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (tài trợ chính); Vingroup và Công ty CP Thương mại và Truyền thông Thời đại (SunGroup) tài trợ phụ. Chương trình được tổ chức với sự phối hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Trường THPT Lê Quý Đôn TP Buôn Ma Thuột; cùng sự đồng hành của các trường ĐH, CĐ. 

Ngay từ sáng sớm, trước khi chương trình trực tiếp bắt đầu, đông đảo học sinh các trường THPT trên địa bàn đã tập trung đông đủ tại Trường THPT Lê Quý Đôn, háo hức chờ được nghe tư vấn. 7 giờ 45 phút, hơn 1.500 học sinh các trường THPT tại TP Buôn Ma Thuột gồm Lê Quý Đôn, Phú Xuân, Hồng Đức, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp GDTX TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk... đã có mặt.

Đại biểu, khách mời chương trình gồm: Ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động, Lãnh đạo Sở GD-ĐT Đắk Lắk; Thầy Thái Văn Tài, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk; Thầy Nguyễn Văn Lương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn; Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Đại diện Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền.

Thành viên ban tư vấn:

- TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP HCM,

- TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

- TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM;

- Thạc Sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH Tài chính- Makerting;

- Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM;

- TS Đào Xuân Thu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên;

- PGS-TS Nguyễn Luân Vũ, Phó Trưởng khoa cơ khí chế tạo máy, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

- ThS Đào Duy Hùng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Buôn Ma Thuột.

- Nghiên cứu sinh Nguyễn Tấn Ý, Phó trưởng khoa cơ khí ô tô, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

- ThS Trịnh Đức Long, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk.

- ThS Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 2.
Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 3.

Ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cảm ơn khách mời, thầy cô

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 4.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động cảm ơn các nhà tài trợ, các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, các đơn vị trường đã tham dự chương trình.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 5.
Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 6.

TƯ VẤN CHUNG

*8 giờ 15, chương trình bắt đầu phần tư vấn chung. 

TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP HCM, thông tin đến thí sinh hai nội dung chính: Kỳ thi năm 2018 vẫn giữ ổn định như 2017 và một số lưu ý khác như các em có 5 bài thi trong đó 4 bài trắc nghiệm, 1 tự luận. Đề thi vẫn đảm bảo 2 mục tiêu: Xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH-CĐ. Đề thi sẽ ra theo hướng phân hóa cao, bao gồm các kiến thức lớp 11 và 12, điều này nằm trong lộ trình đổi mới của Bộ là đề thi thuộc kiến thức THPT. Sự phân bố câu hỏi sẽ ra từ mức độ dễ đến khó. Như vậy khối kiến thức cơ bản năm nay sẽ nằm hết ở phần đầu của đề thi. Tuy nhiên mức độ khó dễ tùy theo đối tượng tiếp cận nên các em cứ bỏ qua nếu nhận thấy câu khó. 

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 7.

TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP HCM

TS Thanh Mai cho biết việc xét tốt nghiệp vẫn như năm cũ, các địa phương vẫn tổ chức thi. Hiện có 153 mã tổ hợp xét tuyển phổ biến, trong số này các em hoàn toàn có thể lựa chọn bài thi phù hợp với năng lực của mình. TS Thanh Mai cho biết hiện các trường tuyển sinh ĐH dựa trên 3 phương thức xét tuyển: Kết quả tốt nghiệp THPT dựa tổ hợp 3 môn; điểm học bạ và theo đề án tuyển sinh riêng của trường, kiểm tra năng lực... Những mã phổ biến nhất trường nào cũng tuyển là A00, B00, A01, C00, D01. TS Thanh Mai cho biết ở Đắk Lắk năm 2017, 3 trường có 80% học sinh thi THPT để xét tuyển vào ĐH là Lê Quý Đôn, Phú Xuân, Hồng Đức. 

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 8.

TS Trần Đình Lý trò chuyện cùng học sinh trước khi vào tư vấn chính thức

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 9.

Học sinh Đắk Lắk đọc Báo Người Lao Động

Tiếp theo, lúc 8 giờ 30, TS Trần Đình Lý - chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM phát biểu. Ông cho biết Đưa trường học đến thí sinh do Báo Người Lao Động tổ chức đặt đúng mục tiêu của mình là hướng nghiệp, đưa trường học đến thí sinh lên hàng đầu. Để chọn đúng ngành, đúng nghề cho bản thân, thí sinh cần trả lời được câu hỏi: Mình là ai, mình có thể làm được nghề gì? Học ngành nào để làm được nghề mình chọn? Những năm gần đây, có nhiều câu hỏi liệu quy chế tuyển sinh, xét tuyển có ảnh hưởng gì đến ngành nghề của thí sinh hay không, TS Lý cho biết câu trả lời là ảnh hưởng rất lớn. Năm 2015 mặc dù thành công về công tác xét tuyển, không có tỉ lệ ảo nhưng cũng là năm chứng kiến nhiều thí sinh chọn sai trường, sai ngành. Đến năm 2017 thì việc này không còn nữa do quy chế mới về xét tuyển bằng tổ hợp... Tuy nhiên, dù quy chế tuyển sinh có thay đổi như thế nào thì chính các em mới là người biết được năng lực, sở trường của mình để có sự lựa chọn đúng đắn. 

Ông khuyên các em nên lấy nguyên tắc là hướng nghề trước, hướng trường sau. Về câu hỏi của thí sinh: Trong các ngành nghề hiện nay, ngành nào đang cần nhu cầu nhân lực nhiều nhất? Ở khu vực Tây nguyên thì chọn nghề nào để có việc làm? TS Trần Đình Lý trả lời: trong những năm sắp tới, nhất là công nghiệp 4.0 thì nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin sẽ tăng mạnh, nhiều trường đang tiến hành đào tạo đón đầu. Ngoài ra, các ngành nghề về y tế, tư vấn tâm lý cũng ngày càng phát triển. TS Lý cũng cho biết hiện nay ở khu vực Tây Nguyên, nhóm ngành liên quan đến chế biến lâm sản, xuất khẩu gỗ... đạt nhiều doanh thu. Thế nên nhóm ngành nông lâm nghiệp, xuất khẩu... tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động tại khu vực này.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 10.

TS Trần Đình Lý và học sinh Đắk Lắk

HỎI - ĐÁP TRỰC TIẾP:

8 giờ 45, chương trình bước vào phần tư vấn trực tiếp:

* Em giỏi vật lý, không giỏi tiếng Anh, định thi khối ngành A00, vậy nên thi ngành nào?

- Thầy Phan Nguyễn Luân Vũ - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Theo thầy, em có rất nhiều cơ hội học nhóm ngành liên quan đến cơ khí, công nghệ, điện, xây dựng... Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nếu kém tiếng Anh thì em cần tăng cường rèn luyện ngoại ngữ này vì sắp tới, chúng ta sẽ đối mặt đối mặt cách mạng KHCN 4.0 diễn ra toàn thế giới. Nếu cuộc cách mạng 4.0 diễn ra, các em là những người đưa đất nước ta tiến lên. Để đón đầu cơ hội, các em có thể theo học các nhóm về khoa học, công nghệ, kỹ thuật đóng góp lớn, trí tuệ nhân tại, CNTT, xử lý dữ liệu, kết nối vạn vật. Ngoài ra, các em không những giỏi về khoa học mà còn có kỹ năng: Tư duy phản biện, làm việc nhóm...

* Em muốn học ngành thiết kế, nhất là đa phương tiện thì có nhất thiết phải vào trường ĐH không? (Bùi Quốc Long, 12A7 Trường THPT Lê Quý Đôn)

- ThS Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: Với mức độ và khả năng học tập của bạn thì ĐH hay CĐ là tùy thuộc ở bạn. Hiện nay chương trình đào tạo ở hai bậc không khác gì nhiều, nhất là CĐ thì thời gian đào tạo ngắn hơn, đào tạo chuyên sâu về nghề. Các em cũng có thể ra trường sớm hơn và học liên thông.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 11.

* Nếu em đi theo mảng quản lý nhà hàng thì cơ hội ngành nghề như thế nào, tiếng Anh khá nhưng chiều cao hạn chế, em phải làm sao? (Lê Thanh Tú)

- ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính- Makerting: Nếu em có tiếng Anh tốt thì đây là lợi thế vô cùng lớn trong nhóm ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng, khách sạn... Những nhóm ngành này không phân biệt ngoại hình, chiều cao.

* Em thích môn sinh và yêu động vật thì nhóm ngành nào liên quan đến sở thích này của em? (Hiền Thục, THPT Lê Quý Đôn)

- TS Đào Xuân Thu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên: Hiện có nhiều tổ hợp có môn sinh, trong tổ hợp đó ngoài môn sinh thì còn những môn khác nữa nên các em tùy thuộc vào năng lực của mình mà chọn lựa. Hiện nay, ngành y đa khoa của trường rất "hot", có môn sinh là môn chính trong tổ hợp xét tuyển, là một trong những ngành em có thể lựa chọn.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 12.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tư vấn cho thí sinh khối A

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 13.

* ĐHQG TP HCM có kỳ thi kiểm tra năng lực, vậy thi trước hay sau kỳ thi THPT quốc gia?

- TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP HCM: Đây là kỳ thi thêm, song hành cùng với kỳ thi THPT Quốc gia, dự kiến tổ chức trong tháng 5-2018, đề thi hoàn toàn bằng phương thức trắc nghiệm. Các em có thể đăng ký thi để thử sức cũng không sao. 70% chỉ tiêu các trường thành viên ĐH quốc gia vẫn lấy từ kỳ thi THPT Quốc gia.

* Ngành lâm sinh của Trường ĐH Tây Nguyên đầu vào thế nào? Thầy cô tư vấn giúp em học ngành nào hợp với phát triển Đắk Lắk?

TS Đào Xuân Thu, Trường ĐH Tây Nguyên: Lâm sinh, lâm nghiệp một trong những ngành mũi nhọn chủ đạo của Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Lĩnh vực này đang được nhà nước phát triển, do đó sự quan tâm của các em là đúng đắn. Tôi mong muốn nhiều thí sinh hơn nữa quan tâm ngành này để phát triển đất nước cũng như Đắk Lắk. Năm 2017, ngành này ở Trường ĐH Tây Nguyên có điểm đầu vào bằng điểm sàn của Bộ: 15,5. Sau 4 năm học tập, các em tốt nghiệp sẽ có việc làm tại: Công ty nông nghiệp, sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường. Dự báo trong tương lai, ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn lên mạnh, rộng mở.

* Năm nay em nghe nói thi vào các trường sư phạm rất khó, mục đích là để chọn những thí sinh thật giỏi để vào học sư phạm. Vậy điểm xét tuyển vào trường có cao không?
 ThS Lê Phan Quốc - Phó Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM: Có nhiều ý kiến lâu nay cho rằng "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", ý nói là điểm vào trường sư phạm rất thấp. Tuy nhiên, đến tận năm ngoái điểm xét tuyển vào trường vẫn ở mức cao, nhất là các ngành sư phạm toán, lý, hóa. Còn đối với năm nay, phương án tuyển sinh của trường vẫn theo phương án cũ, tức là xét dựa theo điểm của kỳ thi THPT quốc gia và các các tổ hợp xét tuyển truyền thống. Trường sẽ xét theo mức điểm từ cao trở xuống đến khi đủ chỉ tiêu. Cho nên mức điểm cao hay thấp phụ thuộc vào số hồ sơ nộp hồ sơ xét tuyển vào trường có nhiều không chứ không phải bỗng dưng trường quyết định cao hay thấp để chọn thí sinh.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 14.
Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 15.

Học sinh Buôn Ma Thuột tươi tắn trong sáng 27-1

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 16.

MC Hồng Trang hoạt náo cùng học sinh

* Em mê sư phạm nhưng sợ ra trường thất nghiệp. Học CĐ Sư phạm Đắk Lắk ra trường em có thể xin việc ở nơi khác được không?

- Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk: Trường đào tạo đội ngũ giáo viên hệ cao đẳng các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, đào tạo giáo viên... Trong những năm qua, số lượng sinh viên ra trường ở một số ngành, vẫn có việc làm khoảng 80% như giáo dục tiểu học, đặc biệt giáo dục mầm non. Tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở tất cả mọi nơi không riêng Đắk Lắk. Đối với các ngành sư phạm, sẽ tuyển học sinh hộ khẩu ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, đối với các ngành ngoài sư phạm chúng tôi tuyển sinh cả nước và miễn học phí. Trường đào tạo theo tín chỉ, chương trình mở.

* Em đang phân vân chưa biết chọn ngành gì? Ngành điều dưỡng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh như thế nào?

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trả lời: Có nhiều em nói chọn nghề vì đam mê nhưng không quan tâm tìm hiểu kỹ về ngành đó. Do đó, các em cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn nghề nghiệp cho cả đời. Nếu đam mê ngành điều dưỡng, các em có thể quan tâm nhóm ngành A00, B00, B08.

* Ngành quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng, ngành nào tốt hơn? Tuyển sinh của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có gì thay đổi? 

 - TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM: Năm nay, trường không có thay đổi trong phương thức xét tuyển, vẫn theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và các tổ hợp xét tuyển thông thường. Trường bổ sung 2 tổ hợp là Toán, KHTN, Anh và Toán, KHXH, Anh vào một số ngành. Ngân hàng và quản trị kinh doanh, ngành nào tốt hơn chỉ các em mới trả lời được, cân nhắc dựa trên vào sở thích, năng lực của bản thân. 

* Năm nay trường CĐ Đại Việt xét tuyển như thế nào? 

ThS Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: Trường xét tuyển theo hai phương thức: Dựa vào điểm của kỳ thi THPT quốc gia và xét theo học bạ. Trường cũng là trường CĐ đầu tiên đảm bảo cam kết việc làm.

Lúc 9 giờ 30, chương trình kết thúc truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Đắk Lắk. Tuy nhiên, các thầy cô và học trò vẫn tiếp tục việc tư vấn riêng. Học sinh có câu hỏi cụ thể liên quan từng trường sẽ lên tận bàn để hỏi từng thành viên ban tư vấn để được giải đáp rõ ràng.

Tài trợ chính

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 17.

Tài trợ phụ

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 18.

Đưa trường học đến thí sinh 2018 tại Đắk Lắk: Mê sư phạm nhưng sợ thất nghiệp - Ảnh 19.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo