xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo đảm an toàn khi để trẻ ở nhà một mình

Nguyễn Thuận

Trong trường hợp phải để trẻ ở nhà một mình, cha mẹ phải chuẩn bị tất cả phương án đối phó với mối nguy hiểm đến từ trong nhà và bên ngoài, tập huấn kỹ năng xử lý cho trẻ

Nhiều phụ huynh, chuyên gia cho rằng không nên để trẻ dưới 13 tuổi ở nhà một mình, bởi có rất nhiều nguy hiểm rình rập.

Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Vừa qua, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cha mẹ đi làm, 2 anh em 7 tuổi và 5 tuổi ở phòng trọ học trực tuyến thì bị kẻ cướp đập cửa, kèm theo tiếng quát lớn, dọa nạt, yêu cầu đưa điện thoại. Bé trai sợ hãi trả lời mẹ cháu đi làm mang theo điện thoại. Không phá được cửa, kẻ cướp dùng gậy phá cửa sổ và chỉ thẳng vào mặt 2 bé, quá sợ hãi, bé trai phải đưa máy tính bảng cho kẻ cướp.

Trước đó, tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, bé trai 10 tuổi đang sử dụng máy tính để học trực tuyến. Do máy trục trặc, bé đã dùng một vật bằng kim loại chọc vào đầu sợi dây sạc khiến điện giật dẫn đến tử vong. Thời điểm xảy ra sự việc, cha mẹ bé không có ở nhà.

Theo chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên, trẻ ở độ tuổi tiểu học trở xuống, chưa trưởng thành trong nhận thức, không đủ khả năng xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu để trẻ ở nhà một mình, không có người lớn trông coi, qua đêm thì tốt nhất là với trẻ đã trên 13 tuổi và được cha mẹ hướng dẫn xử lý những rủi ro có thể xảy ra.

Ông Nguyên cho rằng khi trẻ ở nhà sẽ đối mặt với những nguy hiểm phát sinh từ bên trong và bên ngoài. Cụ thể, bên trong có thể là cháy, nổ gas, nước nóng, điện…; bên ngoài là trộm cướp, bị xâm hại. Trong trường hợp xảy ra sự cố, trẻ hoàn toàn bị động, sợ hãi, không biết làm gì và không thể chống cự.

Cùng ý kiến, bà Nguyễn Thị Thùy Trang, đồng sáng lập Công ty Kỹ năng sinh tồn SSVN, cho biết khi trẻ ở độ tuổi dưới bậc tiểu học ở nhà một mình, thường gặp những tai nạn như bị thương bởi vật nhọn, điện giật, cháy, nổ, té ngã… ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

"Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, trường học ở nhiều tỉnh, thành chưa mở cửa, các em phải học trực tuyến thì những tai nạn về điện tăng lên. Bên cạnh đó, cha mẹ không thể mang con đến nơi làm việc, phải để ở nhà một mình khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy hiểm mà chính người lớn cũng không thể lường trước được" - bà Trang nói.

Bảo đảm an toàn khi để trẻ ở nhà một mình - Ảnh 1.

Bé trai 7 tuổi vừa khóc vừa đưa máy tính bảng qua cửa sổ cho tên cướp. (Ảnh chụp từ camera nhà nạn nhân)

"Tập huấn" cho trẻ các tình huống

Việc giới hạn độ tuổi để trẻ ở nhà một mình, ông Bùi Khánh Nguyên cho biết nhiều nước trên thế giới có quy định rõ ràng, đưa vào luật bảo vệ trẻ em. Trong trường hợp bất khả kháng, phải để con ở nhà một mình, ông Nguyên khuyến cáo phụ huynh nên tập huấn cho con những tai nạn có thể xảy ra, cung cấp số điện thoại của người thân hoặc cơ quan chức năng. Đồng thời, trong nhà phải lắp camera có thể thu phát tiếng, gửi thông báo khẩn cấp đến cha mẹ nếu có người lạ vào nhà.

Trước khi quyết định để con ở nhà một mình, phụ huynh phải nắm được tình hình an ninh quanh nhà, những hàng xóm có thể tin tưởng, giúp con khi gặp sự cố, trao đổi với con xem cảm thấy thế nào khi ở nhà một mình. Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên nhấn mạnh phụ huynh phải nhận định được năng lực xử lý của con mình ở mức độ nào khi có tình huống khẩn cấp, từ đó mới quyết định cho con ở nhà một mình hay không.

Không nên để tài sản giá trị trong nhà, không cho trẻ đeo trang sức, đặc biệt không nên trao cho trẻ nhiệm vụ trông coi tài sản, vì đây là việc quá sức đối với trẻ. Khi nói con trông nhà cho cha mẹ thì lúc gặp người lạ vào nhà, trẻ sẽ có xu hướng chống trả, điều này vô tình khiến trẻ bị nguy hiểm. Cha mẹ nên hướng dẫn con khi gặp trộm cướp vào nhà thì nên từ bỏ tài sản, bởi phản ứng ngăn chặn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

"Cha mẹ nên cho con biết những mối nguy hiểm khi ở nhà một mình, hướng dẫn con sử dụng vật dụng có điện, gas, vật nhọn trong nhà. Chỉ con cách thoát hiểm, đối phó với người lạ, tri hô cho mọi người xung quanh đến hỗ trợ. Luôn giữ liên lạc với con, cho con số điện thoại của người quen hoặc cơ quan chức năng, thậm chí có mật mã riêng với nhau. Cha mẹ nên cùng con thực hành nhiều lần để con hiểu và nắm rõ" - ông Nguyên khuyên.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thùy Trang đưa ra một số tình huống thường gặp khi trẻ ở nhà để cha mẹ có thể hướng dẫn và tập huấn cho con. Đối với cháy, nổ, máy móc, điện, cha mẹ nên chỉ cho con biết điều gì sẽ gây ra cháy, nổ. "Cha mẹ nên dùng ổ điện dễ sử dụng, có nút bảo vệ an toàn hoặc tự động ngắt điện, không cắm trực tiếp vào tường. Khi học trực tuyến, trẻ phải mang dép khô ráo. Trong trường hợp trẻ bị bỏng thì tìm ngay nguồn nước lạnh xối khoảng 10-15 phút, trong thời gian đó thì tri hô hàng xóm, điện thoại cho cha mẹ hoặc gọi 115" - bà Trang nói.

Học cách sơ cấp cứu

Theo bà Nguyễn Thị Thùy Trang, hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy về kỹ năng sinh tồn, sơ cấp cứu cho trẻ; ở nước ngoài, trẻ 3 tuổi đã được học những điều này nhưng tại Việt Nam thì còn hạn chế. Ví dụ khi té ngã, trượt chân trong nhà tắm hoặc cầu thang, trẻ phải nằm và tri hô thật lớn hoặc gọi cho người thân, không vùng vẫy, cử động vùng đau vì có thể bị gãy xương. Nếu lỡ bị vật sắc nhọn làm trầy xước chảy máu, trẻ phải rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, lấy tay nắm chặt hoặc lấy băng quấn chặt rồi tri hô. Cha mẹ nên chuẩn bị túi sơ cấp cứu trong nhà và hướng dẫn con sử dụng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo