xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng GD-ĐT: Giá dịch vụ đào tạo có nội hàm khác học phí!

Thế Dũng thực hiện

(NLĐO)- Trả lời Báo Người Lao Động bên hành lang Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định việc gọi "giá dịch vụ đào tạo" thay vì "học phí" là theo Luật Giá và 2 tên gọi có nội hàm khác nhau.

Trả lời Báo Người Lao Động bên hành lang Quốc hội sáng nay, 30-5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định việc gọi giá dịch vụ đào tạo thay vì học phí là theo Luật Giá.

Bộ trưởng GD-ĐT: Giá dịch vụ đào tạo có nội hàm khác học phí! - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời Báo Người Lao Động

- Phóng viên: Bộ trưởng có thể cho biết tại sao Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  Giáo dục đại học (GDĐH) lại quy định việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang thu giá dịch vụ đào tạo?

+ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo. Và quy định này là căn cứ vào Luật Giá.

Còn học phí là khái niệm nghe quen tai, giờ chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đủ chi phí dịch vụ theo Luật Giá. Tính đúng, tính đủ làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí, hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng. Tính toàn bộ để hạch toán theo tự chủ và đó là giá dịch vụ đào tạo.

- Vừa qua, trạm thu phí đổi thành trạm thu giá đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị đổi tên trạm thu giá, còn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng không nhất trí với thuật ngữ học phí đổi thành giá dịch vụ đào tạo, Bộ GD-ĐT có ý định rút lại tên mới không?

+ Việc này không phải việc đổi tên, quy định gọi là giá dịch vụ đào tạo là căn cứ theo Luật Giá và nội hàm của quy định, còn tên gọi chuyện khác.

- Bộ GD-ĐT vẫn nhất quyết giữ cách gọi giá dịch vụ đào tạo thay vì gọi là học phí cho thuận và không ngại phản ứng từ dư luận nếu có?

+ Tên gọi học phí là do mọi người quen tai, cách gọi truyền thống và mang nội hàm khác với giá dịch vụ đào tạo. Học phí không bao gồm tất cả các chi phí tạo ra dịch vụ đào tạo, trong thực tế nếu dựa vào học phí thì còn thiếu rất nhiều các khoản thu hợp pháp khác để phát triển nhà trường, phục vụ đào tạo. Từ nội hàm khác nhau giữa giá dịch vụ đào tạo và học phí nên tên gọi phải khác nhau, 2 vấn đề không phải là một.

- Nếu quy định này vấp phải sự không đồng tình của giới chuyên gia, nhà ngôn ngữ, dư luận..., Bộ GD-ĐT có tiếp thu không?

+ Dự thảo luật vẫn đang giai đoạn Quốc hội họp bàn cho ý kiến. Nhưng tôi xin nói lại là về nội hàm có sự khác nhau nên cần cân nhắc tên gọi cho thuận và phản ánh đúng bản chất. Đề xuất trong dự luật vẫn đang bàn.

- Bộ trưởng có lo ngại với tên gọi khác cho vấn đề học phí thì bị phản ứng?

+ Tôi xin nói lại đây không phải tên gọi khác mà xét về mặt nội hàm là tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo Luật Giá, Luật Phí và lệ phí, đây là cấu thành toàn bộ chi phí đào tạo. Còn việc tên gọi thì vẫn đang bàn.

Nhưng trước hết phải theo pháp luật hiện hành, đó là Luật Giá. Nhưng vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn, không sai Luật Giá và phù hợp với đặc điểm của ngành. Chúng tôi đang lắng nghe đại biểu Quốc hội cho ý kiến.

Cơ quan thẩm tra luật không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí

Sáng 30-5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.

Trong báo cáo thẩm tra, về tài chính, tài sản, đa số ý kiến thành viên uỷ ban cơ bản nhất trí với các quy định về việc đa dạng hóa các nguồn tài chính của cơ sở GDĐH (Điều 64); việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo (Điều 65); về quyền tự chủ trong quản lý tài chính (Điều 66) và quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở GDĐH (Điều 67) và cho rằng dự thảo luật đã có nhiều cố gắng trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 29 và Nghị quyết 19 về đổi mới chính sách, cơ chế tài chính trong GDĐH.

Về giá dịch vụ đào tạo, đa số thành viên ủy ban tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ; tuy nhiên không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong dự thảo luật.

"Việc sử dụng khái niệm học phí (cũng đã được quy định trong dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục) vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục"- báo cáo thẩm tra lưu ý và đề nghị cân nhắc sử dụng khái niệm học phí như quy định trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Điều 65. Giá dịch vụ đào tạo

1. Dịch vụ đào tạo gồm: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của Luật Giáo dục.

2. Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở GDĐH công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách Nhà nước: Cơ sở GDĐH xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo