xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng GD-ĐT trực tiếp giải trình ĐBQH về "giá dịch vụ đào tạo"

Thế Dũng - Phương Nhung

(NLĐO)- Chiều nay, tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp giải trình trước các đại biểu Quốc hội về việc đổi tên học phí thành giá dịch vụ đào tạo và cho biết có cả giá dịch vụ thi theo quy định của Luật giá.

Chiều nay, 30-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Giáo dục và dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH).

Bộ trưởng GD-ĐT trực tiếp giải trình ĐBQH về giá dịch vụ đào tạo - Ảnh 1.

Tại tổ Thái Bình, Hải Phòng, Bình Định, đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho rằng vấn đề học phí quy định trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH cần được tính toán lại.

Hiệu phó Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình Nguyễn Thị Thu Dung dẫn kinh nghiệm tự chủ Trường Cao đẳng Y Thái Bình thẳng thắn góp ý: "Học phí vẫn là cụm từ quen thuộc, nhưng bây giờ tôi hiểu giá dịch vụ đào tạo là theo quy định Nghị định 16. Nói thật là trong quá trình trường tôi xây dựng tự chủ cũng thực hiện theo giá dịch vụ đào tạo nhưng chúng tôi vẫn đóng mở ngoặc là học phí để phụ huynh dễ hiểu. Vì thế nên giữ cụm từ học phí".

Theo bà Dung, khi phụ huynh đến nộp học phí mà nói giá dịch vụ thì thấy phù hợp môi trường sư phạm vì vậy dự luật cần giữ tên gọi học phí nhưng quy định cụ thể là bao gồm những gì.

Bộ trưởng GD-ĐT trực tiếp giải trình ĐBQH về "giá dịch vụ đào tạo"

Về vấn đề nên gọi học phí hay giá dịch vụ đào tạo, ĐB Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, cho biết vẫn chưa có sự thống nhất giữa ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra. "Vẫn gọi tên là học phí thôi, nhưng bản chất là giá, vì phải tính toán đầy đủ các chi phí đào tạo. Vấn đề quan trọng là làm sao giá dịch vụ đào tạo phải bảo đảm cho các trường hoạt động, ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như sinh viên khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ"- ĐB Huỳnh Thành Đạt nói.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cũng cho rằng vừa rồi dư luận rối lên về phí và giá.

"Tôi cho rằng vẫn nên gọi là học phí, không nên đổi là giá dịch vụ đào tạo làm gì" - ĐB Trương Trọng Nghĩa nêu quan điểm.

Tham gia phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ phân trần: "Liên quan đến học phí đổi thành giá dịch vụ đào tạo là do mọi người hiểu chưa rõ. Trong Điều 105 Luật Giáo dục ghi rõ là học phí và vẫn dùng học phí, không bỏ học phí. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho người cung cấp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ. Tên gọi đó vẫn còn. Tôi khẳng định vẫn gọi là học phí chứ không ai bỏ học phí".

Tuy nhiên, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì căn cứ theo Luật Giá, học phí không phải bao trùm tất cả chi phí mà cơ sở đào tạo cung cấp, trong đó có một số loại chi phí do Nhà nước đặt hàng. Những chi phí này áp dụng theo Luật Giá thì mới tính được giá.

"Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tính theo khung giá đã được áp vào chứ không phải tính tuỳ tiện. Ngay cả lệ phí thi, giờ không gọi là lệ phí nữa mà giá dịch vụ này cũng phải được xem xét và Bộ Tài chính đồng ý thì mới được ban hành" - ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng GD-ĐT cũng diễn giải việc không gọi là học phí mà là giá dịch vụ đào tạo để trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo hay khoản tiền mà đơn vị được thu và tính trong các định mức thì cũng phải xây dựng thang tính đúng, tính đủ. Như vậy, giá dịch vụ đào tạo phải được hiểu là những chi phí tính đúng, tính đủ mà một cơ sở đào tạo cần phải có để cung cấp dịch vụ GDĐH.

Trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thêm một điều là giá dịch vụ đào tạo để phù hợp với tính đúng, tính đủ theo Luật Giá chứ trong Luật Giáo dục vẫn gọi là học phí. Tinh thần là các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từng bước tính đúng, tính đủ theo giá dịch vụ chứ giá dịch vụ không phải là "thương mại hoá". Các cơ sở giáo dục ĐH công lập được tính toán một cách minh bạch các chi phí.

Trong thực tế, chi phí cho một hoạt động đào tạo một học sinh, sinh viên tính vào học phí mà người học phải trả ở trường công lập chưa đủ. Học phí chỉ là một phần, phần còn lại tương đối lớn, Nhà nước vẫn phải chi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo