xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu": Ở vùng xa ấy có cô Thu

Bài và ảnh: Ca Linh

Nhờ có cô Lê Thị Lệ Thu mà niềm đam mê về khoa học kỹ thuật của nhiều lứa học sinh nơi vùng xa, vùng sâu của tỉnh Trà Vinh đã được khơi dậy và lan tỏa

Trước khi cô Lê Thị Lệ Thu (52 tuổi; giáo viên Trường THCS Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đến lớp, chúng tôi được tiếp chuyện với thầy Võ Văn Liếng - hiệu trưởng nhà trường. "Tâm huyết với nghề, tâm huyết với trường, tâm huyết với học sinh" - thầy Võ Văn Liếng mở đầu câu chuyện về cô Thu.

Không ngừng vun đắp

Thầy Liếng kể, sau khi tốt nghiệp trường CĐ với ngành sư phạm lý - hóa, cô Thu ra trường và giảng dạy chính là môn hóa tại Vĩnh Long. Năm 1995, cô Thu cùng chồng về giảng dạy tại Trường THCS Huyền Hội - một ngôi trường vùng xa của tỉnh Trà Vinh cho đến nay. Do ở trường không có giáo viên môn vật lý nên cô Thu đảm nhận giảng dạy môn này. Phương pháp được cô Thu áp dụng để kèm các em yếu kém là phải quan tâm nhiều hơn, theo sát bằng việc kiểm tra trên giấy thường xuyên khi ở lớp, thậm chí kêu các em đến nhà để phụ đạo ngoài giờ.

Tiếp câu chuyện, cô Thu bày tỏ: "Tôi không quan niệm là học sinh học yếu là người dở vì nghĩ các em không có tài này cũng tài kia. Từ đó, tôi không la rầy lớn tiếng mà chỉ động viên các em rằng mặc dù mình yếu cũng phải cố gắng hoàn thành chương trình lớp 9. Từ đó các em hiểu ra và chăm học hơn".

Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Ở vùng xa ấy có cô Thu - Ảnh 1.

Dụng cụ dạy học “Đường biểu diễn sự nóng chảy” do cô Thu sáng tạo có tính ứng dụng cao không chỉ trong môn vật lý mà còn cả toán học

Một điều mà thầy cô giáo ở Trường Huyền Hội đều công nhận là cô Thu rất "mát tay" trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. "Khi bồi dưỡng cô Thu dạy không tính thời gian, chỉ đến khi nào đạt yêu cầu. Do dạy với cái tâm nên kết quả các em đạt rất cao. Trong 10 năm qua, qua sự chỉ dạy của cô Thu, trường có nhiều em đoạt giải cao ở các cuộc thi học sinh giỏi vật lý cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia" - thầy Liếng cho hay.

Ngoài ra, năm nào trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi, nếu có em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì cô Thu sẽ hỗ trợ tập, viết, nước uống… học sinh chỉ cần bỏ công ôn luyện.

Năm nay, đội tuyển đi thi học sinh giỏi môn vật lý của trường có 3 học sinh nhưng một vài em khác rất thích thú nên xin học để nâng cao kiến thức. Em Phạm Nguyễn Thu An, học sinh lớp 9A2, nói: "Tuy không nằm trong đội tuyển của trường nhưng hễ cô có giờ huấn luyện cho mấy bạn thì em cũng xin tham gia để biết thêm nhiều cái hay".

Khơi gợi sự tìm tòi, sáng tạo

Không chỉ thế, theo thầy Liếng, cô Thu là người rất đam mê công nghệ thông tin. Điều này thể hiện rõ trong việc đào tạo, giảng dạy học sinh. Năm 2002, cô là giáo viên đầu tiên ở trường có máy tính để bàn nhưng do mới bắt đầu nên chỉ mới tập gõ chữ và lên mạng tìm tài liệu. Đến năm 2008, khi học lên ĐH, cô học hỏi thêm từ những bạn sinh viên, từ soạn thảo văn bản, soạn bài giảng E-learning đến trình bày bằng PowerPoint.

Ấy thế mà không lâu sau đó, cô Thu tham gia thi soạn bài giảng E-learning đoạt giải 3 cấp huyện và cấp tỉnh và được giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song song đó, cô Thu còn khơi gợi niềm đam mê yêu khoa học kỹ thuật trong toàn trường. "Cô Thu là giáo viên cấp THCS đi đầu của huyện trong hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi "khoa học kỹ thuật" và "Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Trà Vinh" - thầy Liếng nói với giọng tự hào.

Chưa dừng lại ở đó, cô Thu cũng là người hỗ trợ học sinh thành lập câu lạc bộ "thiên văn học tỉnh Trà Vinh". Từ những sáng chế của học trò được cô Thu hướng dẫn đã tạo bước đệm cho nhiều em đi theo con đường khoa học kỹ thuật như: chế tạo kính thiên văn, mô hình lò đốt rác...

Một điểm nhấn phải kể đến trong 29 năm công tác trong ngành giáo dục của cô Thu là sáng chế ra nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Trong đó, có nhiều đồ dùng được nhiều giáo viên trong tỉnh đánh giá cao như: mạch điện đa chức năng dùng trong thí nghiệm vật lý, dụng cụ biểu diễn của thấu kính cải tiến, đường biểu diễn sự nóng chảy…

Ngoài ra, theo thầy Võ Quốc Tuấn, giáo viên dạy môn văn, đối với giáo viên khác, đặc biệt là giáo viên trẻ, cô Thu luôn sẵn sàng chia sẻ phương pháp dạy, kiến thức để chung tay đào tạo… 

Thành tích đáng nể

Cô Lê Thị Lệ Thu có 29 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có 27 năm giảng dạy tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Trà Vinh. Cô đã 3 lần đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 lần giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Từ năm 2012-2022, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp: 29 giải cấp huyện, 22 giải cấp tỉnh; kết quả bồi dưỡng học sinh thi khoa học kỹ thuật: 3 giải cấp tỉnh, 3 giải cấp huyện. Kết quả bồi dưỡng học sinh thi Violympic vật lý: 21 giải cấp huyện, tỉnh và 3 giải cấp quốc gia. Hằng năm, cô Thu tham gia hội thi làm đồ dùng dạy học cấp huyện đều đoạt giải, trong đó có 5 lần giải nhất cấp huyện, 1 giải nhất và 1 giải ba cấp tỉnh. Cô còn tham gia tích cực phong trào ở địa phương, đặc biệt là công tác phòng chống dịch COVID-19; giúp đỡ kinh phí, trang phục, đồ dùng học tập, xe đạp cho học sinh nghèo và những học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Với những thành tích trên, cô được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tặng bằng khen, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở và cấp tỉnh.

Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Ở vùng xa ấy có cô Thu - Ảnh 3.
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Ở vùng xa ấy có cô Thu - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo