xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đa dạng phương thức xét tuyển

Huy Lân

(NLĐO)- Ngoài phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ, năm 2020 các trường ĐH sử dụng thêm nhiều phương thức xét tuyển.

Đa dạng phương thức xét tuyển - Ảnh 1.

Thí sinh làm thủ tục nhập học vào một trường ĐH tại TP HCM. Ảnh: H. Lân

Thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM), cho biết năm 2020 trường có 6 phương thức xét tuyển, gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG 2020; xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐHQG); xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT; thi tuyển - kỳ Kiểm tra năng lực của trường ĐHQT; xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình trung học phổ thông nước ngoài; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ Đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM.

Không phụ thuộc vào kỳ thi THPT Quốc gia

Năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức cho 2 mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để các trường ĐH lấy kết quả xét tuyển. Trong 2 năm đầu, đây là phương thức xét tuyển chính chiếm hầu hết tỉ lệ tuyển sinh.

Trước đó, năm 2014, Bộ GD-ĐT cho phép các trường, nhất là các trường ngoài công lập thí điểm xét tuyển từ kết quả học bạ THPT. Phương thức tuyển sinh này sau đó được nhiều trường công lập thêm vào phương thức tuyển sinh. Chẳng hạn như tại Trường ĐH Tài chính- Marketing, trường ưu tiên xét xét tuyển thẳng bằng kết quả học bạ đối với học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có 3 năm học THPT liên tục đạt danh hiệu học sinh Giỏi (học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt); Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có 3 năm học THPT liên tục tại các trường THPT chuyên, năng khiếu có điểm trung bình mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển của từng năm học THPT không nhỏ hơn 7,0.

Xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực đang được nhiều trường sử dụng là một trong nhiều phương thức. Kỳ thi đánh giá năng lực sớm được ĐHQG Hà Nội tổ chức sau đó là Trường ĐH Quốc tế (thành viên ĐHQG TP HCM), ĐHQG TP HCM và 2 năm nay là một số trường ĐH ngoài công lập tổ chức để xét tuyển như Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Công nghệ TP HCM, trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Không chỉ có 3 phương thức xét tuyển trên, các trường ĐH còn nhiều phương thức xét tuyển khác như xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước), hay Trường ĐH Nha Trang xét điểm tốt nghiệp THPT…

Đại diện các trường ĐH cho biết không thể dựa mãi vào kỳ thi THPT để xét tuyển ĐH mà cần phải đa dạng các phương thức, các thang đánh giá khác nhau để tuyển sinh. Đó là chưa nói sau 2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ có thay đổi có thể chỉ phục vụ cho mục đích xét tốt nghiệp THPT.

Nên đa dạng hay để tuyển đủ chỉ tiêu..?

Cùng với việc xét tuyển ĐH từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia được duy trì từ năm 2015, đến nay các trường ĐH đề ra thêm nhiều phương thức xét tuyển mới như là cách đa dạng hình thức xét tuyển và thể hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM, cho rằng về tuyển sinh, nên đa dạng hoá và có nhiều thước đo để đánh giá toàn diện chứ không nên chỉ là kỳ thi kiểm tra kiến thức như kỳ thi THPT quốc gia hiện nay.

Đồng quan điểm trên, PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho rằng nếu xác định chỉ cần xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia là đủ thì không cần làm gì. Nhưng có trường muốn có thêm những thước đo khác như xét từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển học sinh giỏi…. nên đưa ra nhiều phương thức xét tuyển.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho rằng việc một trường có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau mục đích cũng để trường đảm bảo đủ chỉ tiêu. Qua nhiều năm tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều trường chỉ tuyển sinh được vài trăm hoặc vài chục sinh viên.

Năm 2019, quy mô tuyển sinh của các trường ĐH còn nhiều hơn nhu cầu học ĐH của thí sinh nên các trường thấy trước được những khó khăn nên đề ra nhiều phương thức xét tuyển với mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu. Đặc biệt, năm 2019 bùng nổ phương thức thi ĐGNL ở các trường ĐH. Việc tổ chức thêm các phương thức xét tuyển khác cũng là cách để các trường ĐH chuẩn bị trước nếu như kỳ thi THPT Quốc gia không còn đông thí sinh tham gia nữa từ năm 2021.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo