xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dành tuổi thanh xuân cho học trò biển đảo

YẾN ANH

Dù điều kiện bám trường, bám biển hết sức khó khăn nhưng khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hỏi về tâm tư, nguyện vọng thì nhiều nhà giáo chỉ mong dành những điều tốt đẹp nhất cho học trò biển đảo

Trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016”, 42 giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các vùng biển đảo còn khó khăn trên cả nước đã có cuộc trò chuyện chân tình với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ, ngày 13-11 tại Hà Nội.

Nặng lòng với thiếu thốn của học trò

Trong số 42 thầy cô giáo được tuyên dương, có những người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho biển đảo với 29 năm gắn bó với nghề như cô Nguyễn Thị Bích Thủy - giáo viên Trường Tiểu học Lại Sơn, xã đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó cũng có những giáo viên còn rất trẻ như thầy Nguyễn Ngọc Hạ (Trường Tiểu học Sinh Tồn), thầy Lê Xuân Quyết (Trường Tiểu học Song Tử Tây) thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, sinh năm 1990, vẫn giữ tấm lòng kiên trung bám trụ nơi đảo xa để gieo con chữ cho các học sinh biển đảo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe tâm tư của các thầy cô giáo Ảnh: LƯƠNG NGUYỄN
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe tâm tư của các thầy cô giáo Ảnh: LƯƠNG NGUYỄN

Chia sẻ về lý do gắn bó với đảo xa, các giáo viên đều cho biết dù khó khăn nhưng chính những ánh mắt thơ ngây của học trò đã là sợi dây gắn kết họ với biển đảo. Cô Nguyễn Thị Bích Thủy tâm sự để dạy chữ cho học trò, cô phải vượt qua những khó khăn về điều kiện sống và công tác như phương tiện liên lạc hạn chế, thiếu nước, thiếu điện, nhất là thuyết phục, vận động phụ huynh để các em đến trường. Nhưng tất cả khó khăn ấy không làm cô nản lòng, mong muốn lớn nhất của cô Thủy chính là các em học trò trên xã đảo được quan tâm nhiều hơn, nhất là được tiếp cận những công nghệ hiện đại như phòng dạy ngoại ngữ, máy chiếu để các em bắt kịp với học sinh trên đất liền.

Cũng chung suy nghĩ với cô Thủy, khi được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi về tâm tư, nguyện vọng, các thầy cô giáo đều bày tỏ mong muốn sao cho điều kiện học của học sinh tốt hơn. Cô Phan Hồng An (Bình Thuận), giáo viên công tác tại Trường THCS Phước Thể từ năm 1990, cho hay học sinh ở đây mới được ưu tiên về bảo hiểm, còn những chính sách khác chưa được ưu tiên, nhất là chế độ giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học tập.

Thầy Lê Xuân Quyết tâm sự về “giấc mơ bánh mì” của học sinh tại huyện đảo Trường Sa. Với học trò đất liền, một ổ bánh mì là điều bình thường nhưng với học trò ngoài đảo, bánh mì là món quà xa xỉ. Cô Nguyễn Thị Hợi, giáo viên Trường Tiểu học Bản Sen (huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), mong muốn các trường có thêm phòng học, thiết bị về công nghệ thông tin cũng như các phòng chức năng, phòng thí nghiệm phục vụ việc học tập của các học sinh.

Cần hỗ trợ thiết thực

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao việc các học sinh vùng khó khăn được đến trường đầy đủ. Bộ trưởng nhấn mạnh những đầu tư về giáo dục rất quan trọng, đặc biệt cho học sinh các xã đảo. Ông Nhạ cũng khẳng định cần có những đầu tư tại chỗ để các em không bị thất học.

Trước những kiến nghị của các thầy cô về hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tiếp, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đầu tư, gây những quỹ học bổng và đề nghị một số trường ĐH, CĐ tạo điều kiện miễn học phí cho các cháu, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tạo học bổng để các cháu yên tâm học tập, tạo hạt giống cho xã hội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết tới đây sẽ đề nghị Cục Nhà giáo làm việc với các sở cần có những biện pháp cụ thể hỗ trợ thiết thực để các thầy cô tiếp cận với điều kiện giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, càng ưu tiên cho những thầy cô tại các huyện đảo. Sau đó, bộ sẽ chỉ đạo thực hiện các dự án tập trung tại vùng khó khăn, đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Nhạ khẳng định sẽ xem xét để có những hỗ trợ dù là nhỏ nhất về những cơ chế, chính sách để giáo dục ở những vùng hải đảo khó khăn trở nên tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, bộ sẽ tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng của giáo viên vùng khó khăn.

Xót xa khi trò phải nghỉ học

Thầy Đoàn Văn Kiều - Trường THCS Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - mong muốn Bộ GD-ĐT có thêm chính sách ưu đãi hỗ trợ học sinh vùng biển đảo, quan tâm hơn nữa đến chế độ của giáo viên.

Thầy Kiều cho biết ở xã đảo, học sinh chỉ học hết lớp 9, nhiều học sinh giỏi và khá nhưng nhà nghèo nên đành nghỉ học, các thầy cô rất đau xót nhưng lực bất tòng tâm nên rất mong Bộ GD-ĐT có chế độ cho những học sinh khá giỏi tiếp tục được học trong đất liền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo