xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy con qua câu hát đồng dao

(Theo TGPN)

Nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng thế giới người Hungari KoDally cho rằng: “Muốn giáo dục âm nhạc cho trẻ em phải giáo dục từ đời bà”. Nghĩa là phải giáo dục liên tiếp ba thế hệ: bà dạy con, con dạy cháu...

Hát ru là cách người mẹ dạy con đến với âm nhạc dân gian tối ưu nhất. Nó là bài học vỡ lòng đầu đời về âm nhạc dân tộc, mang vào tâm hồn trẻ những nhịp điệu, âm thanh trầm bổng sâu lắng, sống động và đậm đà nét đẹp quê hương... Ngay từ trong bụng mẹ thai nhi đã lắng nghe câu hát ru của mẹ. Khi cất tiếng khóc chào đời lời ca du dương của mẹ lại dìu dặt ru con vào giấc ngủ say nồng và ve vuốt tâm hồn trẻ những cảm xúc yêu thương ngọt ngào...

Tuy nhiên, hát ru chỉ dành cho trẻ ở lứa tuổi còn rất nhỏ như: “Mẹ ru con ngủ ngon lành”, “Mẹ hát nựng con yêu bé bỏng”... Khi lớn hơn một chút, trẻ không muốn thụ động nằm nghe mẹ hoặc bà hát ru mà muốn được chính mình hát lấy, tự mình sáng tạo những gì mình muốn nói nên lời. Đó chính là hát đồng dao, một trò chơi dân gian mang ý nghĩa tích cực kích thích được óc thông minh sáng tạo nhạy bén ở trẻ.

Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có trò chơi đồng dao. Đó là một kiểu chơi nhiều em tụm lại với nhau cùng hát, cùng sáng tạo vừa nói vừa hát chơi ngoài trời kết hợp múa hát chạy nhảy, ca hát theo nhịp điệu lao động như giã gạo, bắt cá đuổi chim, gọi trăng sao... Trò chơi đồng dao của trẻ em Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Có lẽ do ngôn ngữ tiếng Việt giàu thanh điệu (các nước khác chỉ 2 thanh điệu còn Việt Nam có tới 6 thanh điệu) nên khi hát, các em chỉ nói mà đã như hát, có vần, có điệu...

Bài “Vuốt nổ” chỉ là những câu nói thông thường giản dị nhưng qua óc quan sát sáng tạo của trẻ đã trở thành bài ca rộn ràng hấp dẫn: “Vuốt nổ, vuốt nổ. Tay vỗ vào tay, nghe rộn ràng thay. Tuế ta tuế tác. Ăn cá gãy răng, ăn măng gãy đũa. Ăn của nhà trời, ai mời xuống đây. Bỏ lúa ai xay? Bỏ mây ai chẻ? Bỏ trẻ ai bồng? Bỏ lông ai ấp? Là đập tay vỗ, vuốt nổ, vuốt nổ"... Những tiếng vỗ lốp bốp của nhiều cặp chơi các em tạo thành những âm thanh nhịp nhàng. Tiếng vỗ lúc to lúc nhỏ nghe như tiếng rang bắp nổ lốp bốp rất vui tai... Hoặc như bài ca “Gọi nghé” đã được sáng tạo từ cuộc sống của những trẻ mục đồng. Cứ chiều chiều, trâu bò bị lạc đàn muốn lùa về chuồng các em đã hát vang bài ca: “Nghé ngơ, nghé ngọ, lạc bầy theo chó, lạc ngõ theo trâu. Nghe mẹ rống đâu, đâm đầu chạy tới... Là nghé ngọ nghé ngọ...”. Rõ ràng các em nói mà như hát và mỗi lời ca là một đúc kết kinh nghiệm thực tế đời sống quanh các em... Càng ca hát, các em càng trở nên linh hoạt thông minh giàu tưởng tượng... Các em vừa vui chơi giải trí mà vẫn vừa học hỏi nhau, quan tâm, đùm bọc nhau.

Một trò chơi dân gian của trẻ em sáng tạo tích cực là thế, vậy mà lâu nay người lớn rất ít quan tâm. Người ta chỉ khoán các em tự chơi lấy mà không hướng dẫn. Ngày nay, người ta còn khuyến khích các em các trò chơi điện tử hiện đại, giam mình các em bên màn hình vi tính, tivi khiến các em xa rời khung trời thiên nhiên, lười hoạt động gây nhiều trẻ béo phì, thụ động, thiếu khí thở và mờ mắt... Trong khi, trò chơi đồng dao lại giúp trẻ gắn bó với thiên nhiên, linh hoạt, có tinh thần tập thể, dễ tổ chức lại ít tốn kém... Chỉ cần một bãi đất nhỏ, một khoảng sân trường hẹp cũng có thể giúp các em chơi trò “Đúc cây dừa” hoặc trò "chồng nụ, chồng hoa”... Chơi mà các em quan sát được thiên nhiên cây cỏ hoa lá và biết về các con vật khác nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo