xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất miễn học phí THCS

Bảo Trân

(NLĐO)- Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) bổ sung quy định phổ cập giáo dục THCS và miễn học phí người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục công lập, hỗ trợ học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Chiều nay 8-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đề xuất miễn học phí THCS - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Phan Thanh Bình

Trình bày báo cáo một số vấn đề xin ý kiến của UBTVQH về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (UBVH,GD,TN,TN-NĐ) Phan Thanh Bình cho biết 5 vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Phổ cập giáo dục THCS

Cụ thể, dự thảo đã bổ sung khái niệm phổ cập giáo dục; tiếp tục quy định thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập bắt buộc giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS.

Dự luật cũng bổ sung chính sách miễn học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục công lập, hỗ trợ học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Đề xuất miễn học phí THCS - Ảnh 2.

Luật Giáo dục (sửa đổi) đề xuất miễn học phí THCS

Đáng chú ý về phát triển đội ngũ nhà giáo, theo ông Phan Thanh Bình, cùng với việc quy hoạch lại mạng lưới sư phạm, Thường trực UBVH, GD, TN, TN-NĐ cho rằng việc đào tạo nhà giáo cần được thực hiện một cách chặt chẽ, có chất lượng từ khâu tuyển sinh, chương trình, kế hoạch đào tạo, đánh giá quá trình đào tạo và công nhận, cấp văn bằng.

Đặc biệt số lượng đào tạo cần được xác định dựa trên những tính toán khoa học về nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực, bảo đảm để sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường được phân công công tác hoặc tìm được việc làm.

Thường trực UBVH, GD, TN, TN-NĐ xin ý kiến UBTVQH về việc quy định nguyên tắc trong luật về các định mức, nhằm xác định số lượng giáo viên, như tỉ lệ giáo viên/học sinh, tỉ lệ giáo viên/lớp… và giao Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ; đồng thời, quy định trách nhiệm của địa phương, cơ sở trong việc bảo đảm các định mức số lượng nhà giáo để nâng cao chất lượng dạy và học.

Đề xuất tăng lương nhà giáo

Chủ nhiệm UBVH, GD, TN, N-NĐ cho biết đối với chính sách lương nhà giáo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1996) khẳng định: "Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, do Chính phủ quy định".

Và quan điểm này đã được thể chế hóa tại Điều 71 Luật Giáo dục năm 1998.

Đến Nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiếp tục khẳng định: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".

Trong khi đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định nguyên tắc xây dựng chính sách lương mới đối với người lao động phải theo vị trí việc làm, phù hợp với mức độ phức tạp của công việc, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; làm sao để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính, bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương.

Vì vậy, đề nghị UBTVQH cho ý kiến để thể chế hóa quan điểm của Đảng về chính sách lương nhà giáo trong dự Luật Giáo dục (sửa đổi), bảo đảm nhà giáo là nghề có thu nhập cao, có thang, bảng lương riêng tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo. 

Chi 20% ngân sách cho giáo dục

UBVH, GD, TN, TN-NĐ đề nghị quy định cụ thể trong Luật Giáo dục (sửa đổi) việc ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách Nhà nước; giao Chính phủ quy định cụ thể về quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, hằng năm báo cáo QH về việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này.

UBVH, GD, TN, TN-NĐ cho biết Nghị quyết 37/2004 của QH quy định "Đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo đảm bảo đạt tỉ lệ 20% tổng chi ngân sách Nhà nước trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm".

Tuy nhiên, thống kê dự toán ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục cho thấy, chỉ có một vài năm là đạt tỉ lệ này, đặc biệt trong những năm gần đây chỉ đạt 18-19% tổng chi ngân sách Nhà nước.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo