xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi giờ học, giờ làm: Bụng đói làm sao học!

THẾ KHA - THẾ DŨNG

Gần một tuần thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm, Hà Nội xuất hiện thêm một số điểm ùn tắc mới, trong khi ngành giáo dục lo lắng vì xáo trộn chương trình học, học sinh uể oải vì tan học quá trễ

Chiều 6-2, Sở GTVT TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp ghi nhận ý kiến của Sở GD-ĐT, đại diện các trường ĐH, CĐ và lãnh đạo công an 12 quận, huyện về việc thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm. Tuy nhiên, thành phần quan trọng nhất là các trường THPT trên địa bàn đã không được mời dự.
Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho rằng còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của việc điều chỉnh giờ học, giờ làm.

Giáo viên, học sinh đều oải

Theo ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên (Sở GD-ĐT Hà Nội), rất nhiều trường học gửi văn bản cho sở kiến nghị điều chỉnh lại giờ học, giờ làm. “Lý do mà các trường đưa ra là việc thay đổi trên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà trường, giáo viên, phụ huynh và cả học sinh.
Học sinh bậc THPT phải học tới 19 giờ, về tới nhà có khi đã 20 giờ là quá muộn. Bụng đói meo thì khó mà tiếp thu kiến thức được” - ông Nhật nói.
img
Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, đã xuất hiện thêm một số điểm ùn tắc mới
trên địa bàn thủ đô kể từ khi thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm. Ảnh: THẾ KHA
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cũng đồng tình với ý kiến nên điều chỉnh giờ tan học ca chiều cho phù hợp hơn. Một số trường đã hiểu phương án đổi giờ học một cách quá máy móc nên có khi học sinh hết giờ học sớm lại chưa cho về.
Dự kiến cuối tuần này, sở sẽ họp với đại diện các phòng giáo dục và các trường để nghe ý kiến về những bất cập trong việc điều chỉnh giờ học hiện nay.
“Nhiều học sinh ở khu vực ngoại thành đi lại xa xôi, lại về muộn nên gia đình rất lo lắng. Thậm chí, giáo viên bậc THPT cũng không an tâm để chăm chú vào công việc khi con cái họ không biết gửi ở đâu đến 19 giờ - 20 giờ” - ông Mai Sỹ Nhật phân tích.

Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết học sinh THPT ở hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm hầu như không làm ảnh hưởng tới vấn đề ùn tắc giao thông của TP Hà Nội, nên chăng cho phép các trường ở hai địa phương trên điều chỉnh lại giờ học như trước đây.

Áp dụng nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết cuối tuần trước, TP đã có báo cáo Chính phủ và Thủ tướng đã cho phép Hà Nội được chủ động trong việc điều chỉnh phương án đổi giờ học, giờ làm nếu phát hiện vấn đề bất cập.
Ông Thảo thừa nhận vấn đề được nhiều người dân thủ đô phản ánh là giờ tan học của học sinh THPT. “Vấn đề này TP đã nhận ra và có thể sẽ đẩy lên 18 giờ thay vì 19 giờ như hiện nay cho hợp lý hơn” - ông Thảo nói.
UBND TP Hà Nội kiến nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội điều chỉnh, chuyển giờ tan học ca chiều của nhóm THPT từ 19 giờ lên sau 18 giờ; các trường mầm non, tiểu học, THCS ca sáng bắt đầu trước 8 giờ và kết thúc ca chiều sau 17 giờ.
Đồng thời, điều chỉnh kéo dài thêm giờ chiếu sáng công cộng, điều chỉnh giờ hoạt động cao điểm của xe buýt, nhất là tại các tuyến trọng yếu. Ngoài ra, sẽ tiếp tục cấm xe tải các loại hoạt động từ 6 giờ tới 21 giờ hằng ngày trong phạm vi Vành đai 2; cấm xe tour du lịch từ 45 chỗ trở lên hoạt động trong giờ cao điểm, sáng từ 6 giờ đến 9 giờ 30 phút; chiều từ 16 giờ đến 19 giờ, trong khu vực nội thành.
Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, khẳng định phương án đổi giờ học, giờ làm là vấn đề được TP đặc biệt quan tâm, nên TP luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp và cũng rất cẩn trọng triển khai vào thực tế.
Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất giao UBND TP cân nhắc việc điều chỉnh phương án đổi giờ sao cho hợp lý nhất trong khoảng một tuần tới đây. TP phải thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các nhóm giải pháp khác về quy hoạch, xây dựng hạ tầng... để giải bài toán ùn tắc giao thông của thủ đô.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng, bộ đã giao Vụ Vận tải làm việc với UBND TP Hà Nội trong việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc đổi giờ học, giờ làm đến cuộc sống của người dân thủ đô.
“Đến khi sinh viên và người lao động tự do về Hà Nội học tập, làm việc đầy đủ, chúng tôi sẽ có đánh giá đầy đủ. Bây giờ còn quá sớm để đánh giá biện pháp này có mang lại hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không” - ông Hùng nói.

Nhiều điểm ùn tắc mới

Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội, cho rằng tình trạng ùn tắc đã có cải thiện so với trước đây. Trong khi đó, đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đưa ra cảnh báo về việc xuất hiện thêm một số điểm ùn tắc mới trên các tuyến phố Lý Thái Tổ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Đại La.

Không đồng tình với đánh giá này, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đề nghị cho biết cụ thể nguyên nhân của việc ùn tắc có phải do đổi giờ học, giờ làm không hay vì nguyên nhân nào khác. Đại diện Phòng CSGT khẳng định các bậc phụ huynh chờ đón con dồn dập đã khiến các tuyến phố rơi vào cảnh ùn tắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo