xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng xúc phạm nhà giáo nghỉ hưu!

VĨNH HY

Sau khi Báo Người Lao Động ngày 8-10 đăng bài Trợ cấp “bèo bọt”, buồn lòng nhà giáo, nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến phản ứng cách tính trợ cấp một lần cho giáo chức nghỉ hưu

img
Đã gọi là tiền thâm niên thì phải có sự bình đẳng giữa những người đang giảng dạy và nghỉ hưu.
(Ảnh có tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH
Thông tin trên Báo Người Lao Động về việc giáo viên (GV) nghỉ hưu trong khoảng thời gian những năm 1994-2011 được hưởng trợ cấp một lần từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng được nhiều bạn đọc (BĐ) quan tâm. Đa số BĐ thẳng thắn nêu ý kiến rằng cách trợ cấp như vậy là thiếu công bằng. Điều mà nhiều người băn khoăn là dù trợ cấp “bèo bọt” nhưng biết bao giờ các nhà giáo nghỉ hưu mới nhận được?

BĐ Lê Hải Sơn kỳ vọng: “Mong rằng những GV đã nghỉ hưu sớm nhận được khoản tiền này, không như các thầy cô hiện nay phải chờ phụ cấp thâm niên dài cổ từ năm ngoái đến gần hết năm nay mà tiền vẫn còn ở đâu đâu, với đủ lý do”. BĐ C. Lần cảm thán: “Chúng cháu là GV đang đứng lớp thuộc Phòng GD-ĐT huyện Krông Ana – Đắk Lắk, đến nay vẫn dài cổ chờ đợi tiền trợ cấp thâm niên, huống hồ gì các bác đã nghỉ hưu!”

Điều BĐ muốn bày tỏ về dự thảo quyết định trợ cấp 1 lần cho giáo chức nghỉ hưu là phải bảo đảm sự công bằng. BĐ Dương Thu nêu ý kiến: “Một chính sách đưa ra bị vênh như thế này thì làm sao bảo đảm công bằng? Bộ GD-ĐT không hiểu gì về con người trong giáo dục”. Một GV viết: “Đã gọi là tiền thâm niên thì phải có được sự bình đẳng giữa những người đang giảng dạy và nghỉ hưu. Đây là tiền thâm niên mà từ năm 1993 GV đã bị cắt, nay được cho hưởng lại thì họ có quyền được hưởng, không có lý gì để gọi là trợ cấp. Đó là quyền lợi của họ”.

BĐ Cao Văn Thành thắc mắc: “Không biết Bộ GD-ĐT nghĩ sao mà người nghỉ hưu từ ngày 1-5-2011 về trước chỉ được trợ cấp, không được truy lãnh phụ cấp thâm niên; còn sau ngày 1-5-2011 lại được hưởng phụ cấp thâm niên? Những GV này khác nhau chỗ nào về cống hiến cho sự nghiệp giáo dục?”.

“Chúng tôi là những  người cả cuộc đời làm nghề giáo. Chúng tôi đề nghị những người làm công tác chế độ chính sách cho nhà giáo về hưu hãy cẩn trọng trong việc đề xuất chế độ để bảo đảm sự công bằng. Chúng tôi cần công bằng chứ không xin bố thí!” - BĐ Nguyễn Thu, tự giới thiệu là GV ở Bình Dương, bày tỏ.

BĐ Năm An Nhứt, một cựu giáo viên, thắc mắc tại sao lại phân biệt giữa trợ cấp và phụ cấp thâm niên rồi yêu cầu: “Chúng tôi chỉ muốn sự đánh giá công bằng với mức “trợ cấp” hợp lý sau hàng chục năm đóng góp cho ngành giáo dục. Chúng tôi không muốn được “ban lộc” một cách tượng trưng như thế. Chẳng thà không có thì đỡ tủi hơn...”.

BĐ Hoàng Lê đồng tình với ý kiến của GS Phạm Minh Hạc rằng nếu Bộ GD-ĐT tính trợ cấp như thế thì Hội Cựu giáo chức Việt Nam sẽ đề nghị không phải thực hiện việc trợ cấp cho GV nghỉ hưu nữa. “Đây là một sự thương hại, một sự xúc phạm. Xin đừng xúc phạm những GV về hưu như thế nữa” – BĐ này bức xúc.

Hãy tôn sư trọng đạo

Nhiều ý kiến của BĐ cũng phân tích cách tính trợ cấp cho GV về hưu quá bất hợp lý, thiếu tình cảm; đồng thời đề nghị Bộ GD-ĐT lấy ý kiến của Hội Cựu giáo chức Việt Nam, các nhà giáo và xã hội để làm chính sách cho công bằng.

BĐ Phan Thị Hiền Nhi gay gắt: “Có lẽ ai cũng hiểu GV về hưu không đến nỗi phải đi xin trợ cấp vài ba triệu đồng cho quãng đời còn lại mà họ cần được đối xử một cách công bằng và tôn trọng. Đó mới là cách tôn sư trọng đạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo