xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian lận điểm ở Hà Giang: Có dấu hiệu hình sự, cần khởi tố vụ án!

Trường Hoàng

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng theo quy định của Luật Giáo dục 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hành vi gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định là hành vi bị nghiêm cấm.

=>>> RÚNG ĐỘNG GIAN LẬN ĐIỂM THI TẠI HÀ GIANG

Do đó, người thực hiện hành vi trên sẽ bị xử lý tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Đối với trường hợp điểm thi THPT quốc gia tại Hà Giang, trên cơ sở kết luận xác minh của cơ quan chức năng, người thực hiện hành vi vi phạm trong công tác chấm thi THPT quốc gia sẽ bị xử lý hành chính hay hình sự tùy theo tính chất của hành vi vi phạm theo quy định Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25-1-2017 của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Gian lận điểm ở Hà Giang: Có dấu hiệu hình sự, cần khởi tố vụ án! - Ảnh 1.

Ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng - Sở GD-ĐT Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào điểm thi của thí sinh

Về xử phạt hành chính, theo điểm c, khoản 1, điều 48 Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25-1-2017 của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, hành vi gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của TS sẽ bị xử phạt với hình thức: "Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm".

Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền có thể cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 đến 5 năm đối với người thực hiện hành vi vi phạm.

Đặc biệt, đối với hành vi "Cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm" sẽ bị xử lý với hình thức buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 359 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giả mạo trong công tác. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 20 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền có thể cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 năm đến 5 năm đối với người thực hiện hành vi vi phạm.   

=>>> THỦ TƯỚNG GIAO BỘ CÔNG AN XỬ LÝ

Ý KIẾN

Bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai: Ảnh hưởng xấu đến kỳ thi

Sự cố tiêu cực tại Hà Giang ảnh hưởng rất xấu đến uy tín tổ chức kỳ thi, làm cho xã hội nhìn nhận rằng sở tổ chức sẽ có tiêu cực. Thực tế, ngoài khâu coi thi có sự tham gia của các trường ĐH phối hợp, khâu chấm thi còn có sự giám sát của thanh tra ủy quyền Bộ GD-ĐT cùng lực lượng an ninh. Sự cố xảy ra ở Hà Giang có phần trách nhiệm của những lực lượng này. Để ngăn ngừa những tiêu cực xảy ra về sau, vụ việc cần phải xử lý nghiêm khắc.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Cần trừng trị đích đáng

Những người gian lận chắc chắn đã nghiên cứu kỹ quy trình thi, chấm thi để tìm kẽ hở mà thực hiện hành vi tiêu cực. Vấn đề ở đây là các bộ phận phụ trách phải kiểm tra, giám sát và nhạy bén trong nghiệp vụ để phát hiện các bất thường ở tất cả các khâu thi và tuyển sinh, không chỉ riêng trong một khâu coi thi. Dĩ nhiên, hiện nay tiêu cực như ở Hà Giang chưa phải là tràn lan nhưng không thể để có một Hà Giang thứ hai nữa để bảo vệ tính công bằng cho một kỳ thi có quy mô lớn nhất nước. Cần tiếp tục rà soát những địa phương có dấu hiệu nghi ngờ, nghiêm trị những đối tượng có liên quan. Tôi tin là cả nước không ai chấp nhận sự gian lận trong thi cử và đây chính là dịp để Bộ GD-ĐT thể hiện sự kiên quyết trong bảo vệ uy tín, tính nghiêm túc của một kỳ thi quan trọng cho gần 1 triệu thí sinh.

Những kẻ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm minh, đích đáng và những người lãnh đạo trực tiếp cũng phải liên đới chịu trách nhiệm..

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Giao địa phương chấm thi là hỏng

Với cách làm như của 2 năm 2017-2018, dù công tác coi thi có nghiêm túc cũng khó bảo đảm công bằng, khách quan vì sở GD-ĐT là đơn vị tổ chức chấm thi nên tiêu cực hoàn toàn có thể xảy ra. Vụ tiêu cực ở Hà Giang là minh chứng. Nếu vẫn duy trì kỳ thi THPT quốc gia do sở GD-ĐT địa phương chủ trì thì các nguy cơ gian lận rất khó kiểm soát. Cần có các biện pháp về kỹ thuật như bài tự luận, phần nào thí sinh để giấy trắng cần quy định để giám thị gạch chéo, phiếu trả lời trắc nghiệm cần thêm miếng dán keo trong phủ lên khi thí sinh nộp bài để chống tình trạng gian lận bằng cách thông đồng rút bài ra rồi tô lại theo đáp án.

G.Thùy - H.Lân ghi

=>>> CÒN BAO NHIÊU "HÀ GIANG" NỮA?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo