xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục: Nhiều chuyện nóng

Yến Anh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận đã bị các đại biểu chất vấn liên tục về những vấn đề nóng của ngành như đổi mới thi cử, tình trạng cử nhân thất nghiệp, chất lượng đào tạo yếu kém…

Là người đặt câu hỏi đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) băn khoăn về quan điểm xác định thi cử là khâu đột phá trong đổi mới GD-ĐT.

Đổi mới thi cử nhưng không gây sốc

Theo bà Nhiệm, việc đổi mới cách thức thi cử chỉ là hình thức, đổi mới nội dung chương trình mới là phần gốc. Vậy sao chưa đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) đã đổi mới thi cử?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Bộ GD-ĐT sẽ huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc viết SGKẢnh: THẾ DŨNG
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Bộ GD-ĐT sẽ huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc viết SGKẢnh: THẾ DŨNG

Đáp lại câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng thi cử với việc dạy và học là 2 nội dung có tác động lẫn nhau. Khi thiết kế chương trình dạy và học thì phải thiết kế chương trình, nội dung, phương pháp dạy, phương pháp học tính đến chuyện thi cử đồng bộ. Còn trong quá trình triển khai dạy học và thi cử, có thể có những thay đổi của quá trình thi cử dẫn đến sự thay đổi của quá trình dạy và học. Ông Luận tin tưởng hiệu ứng của cách ra đề, cách chấm của kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi sẽ có hiệu ứng rất tốt để điều chỉnh việc dạy, việc học trong nhà trường. Tuy nhiên, ông Luận cũng lưu ý thay đổi thi cử không làm đột ngột để tránh gây sốc cho học sinh.

Băn khoăn với việc đổi mới hình thức thi tốt nghiệp THPT vừa qua và cảnh báo cách thức thi như hiện nay sẽ dẫn tới việc khuyến khích học sinh học lệch, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi: Liệu thời gian tới, Bộ trưởng còn định đổi mới kỳ thi nào nữa không? Khi nào chỉ còn 1 kỳ thi và kỳ thi đó tổ chức theo hình thức ra sao?

Người đứng đầu ngành GD-ĐT cho rằng cách thi 6 môn như những năm trước đã dẫn đến tình trạng trò đối phó thầy, thầy đối phó hiệu trưởng, hiệu trưởng đối phó sở và bộ. Ông Luận khẳng định việc thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm trong lộ trình thiết kế của việc sẽ tiến tới có một kỳ thi quốc gia với 2 nhiệm vụ là đánh giá việc tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. “Chúng tôi đang trao đổi, tính toán và báo cáo sơ bộ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và sẽ tham khảo ý kiến rộng rãi của xã hội” - ông Luận nói.

72.000 cử nhân thất nghiệp là khách quan (!?)

Liên quan đến việc hơn 72.000 cử nhân thất nghiệp dẫn đến hậu quả rất nặng nề cho nhiều gia đình, ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) đặt vấn đề: Bộ GD-ĐT đã xử lý hoặc đề xuất xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm này chưa?

“Tư lệnh” ngành GD-ĐT tính toán mỗi năm cả nước có khoảng 400.000 người tốt nghiệp ĐH, CĐ, như thế trong 5 năm có 2 triệu người tốt nghiệp. Nếu con số thống kê 72.000 người có bằng tốt nghiệp chưa có việc làm là đúng thì tỉ lệ 3,6%. “Thị trường lao động đã hình thành, ngày càng phát triển thì độ trễ và sự không khớp giữa cung và cầu là một thực tế khách quan” - ông Luận lập luận.

Trước thực tế này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH), ông Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng), chất vấn: “Vậy giải pháp của Bộ trưởng về đầu ra sinh viên là gì?”. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Bộ GD-ĐT đã bàn với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để phối kết hợp trong việc đào tạo, cung ứng việc làm. Ngoài ra, hạn chế việc mở ngành mới trong các lĩnh vực thị trường đã bão hòa nhân lực như kinh doanh, tài chính, ngân hàng, sư phạm. Kết hợp siết lại điều kiện lập trường mới và kiểm tra thường xuyên. “Vừa qua, bộ cũng đã có quyết định dừng tuyển sinh nhiều ngành để yêu cầu củng cố cơ sở vật chất, giảng viên cơ hữu. Thủ tướng đã chấp nhận việc điều chỉnh tỉ lệ 450 sinh viên/10.000 dân xuống còn trên 200 sinh viên/10.000 dân cho phù hợp với quy mô của thị trường lao động” - ông Luận cho biết.

Trước chất vấn của ĐB Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) rằng khi các cơ sở đào tạo không phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đầu ra của mình mà Bộ GD-ĐT lại bỏ điểm sàn tuyển sinh ĐH, liệu có dẫn đến việc càng có quá nhiều cử nhân ra trường không có việc? Ông Luận phủ nhận việc bỏ điểm sàn mà phân làm 2-3 mức khác nhau, có mức sàn cao và mức sàn thấp hơn nhưng không hạ thấp chuẩn, không hạ thấp yêu cầu so với các năm trước. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh mà chỉ đưa ra giới hạn, thấp hơn nữa thì không đủ điều kiện để tham gia đào tạo với chất lượng nhất định theo quy định.

34.000 tỉ đồng đổi mới sách giáo khoa: Lỗi kỹ thuật

Không bằng lòng với trả lời trước đó về đề án đổi mới chương trình SGK, ĐB Hà Minh Huệ (Bình Thuận) tiếp tục truy vấn người đứng đầu ngành GD-ĐT về trách nhiệm của bộ trưởng trước việc Bộ GD-ĐT trình Ủy ban Thường vụ QH đề án chương trình - SGK mới với kinh phí 34.000 tỉ đồng.

Lý giải về việc này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng trong hồ sơ mà bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và trong đề án trình Ủy ban Thường vụ QH không có vấn đề kinh phí. “Trong tay Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lúc đó cũng không có con số này mà do một đồng chí cấp vụ ngồi sau đưa lên một tờ giấy. Anh em dự một phiên họp quan trọng, trang nghiêm nên bị khớp, đọc lên con số 34.000 tỉ đồng chứ bộ chưa có bàn bạc gì cả” - ông Luận giãi bày. Ông trần tình thêm: “Sau đó, bộ lại tổ chức họp báo nhưng nói không khéo, không đầy đủ nên nội dung cho thấy con số 34.000 tỉ đồng là đúng. Ở đây, lỗi kỹ thuật là có, nó gây nên sự nghi ngờ trong nhân dân là mấy anh này chỉ vẽ ra để tiêu tiền”.

Nói thêm về việc tổ chức viết SGK mới, ông Luận cho biết cách làm của những lần trước là bộ đứng ra biên soạn chương trình, sau đó thẩm định và tổ chức triển khai thực hiện. Lần này, Bộ GD-ĐT đang cân nhắc, lo việc xây dựng một bộ chương trình thật tốt, hoàn chỉnh, sau đó công bố rộng rãi cả xã hội và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc viết SGK. Theo chỉ đạo của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Bộ GD-ĐT phải hoàn chỉnh đề án chương trình - SGK mới vào kỳ họp tới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo