xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp trẻ giảm ức chế khi nghỉ hè trong mùa dịch

Nguyễn Thuận

Giúp con thực hiện thời gian biểu hợp lý, tham gia các lớp học trực tuyến nhẹ nhàng hay các hoạt động gia đình... là cách để phụ huynh thực hiện khi trẻ nghỉ hè sớm do dịch bệnh

Tại TP HCM, từ ngày 10-5, học sinh mầm non dừng đến trường, các bậc học khác tiếp tục học trên internet để hoàn tất chương trình năm học 2020-2021. Riêng học sinh lớp 9 và lớp 12, tùy theo điều kiện cụ thể, sẽ tiếp tục học trực tiếp. Bên cạnh đó, các hoạt động tụ tập từ 30 người trở lên cũng bị tạm dừng. Học sinh bước vào kỳ nghỉ hè dài, bị hạn chế các hoạt động vui chơi do dịch bệnh.

Kết hợp vui chơi và học các kỹ năng

Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, các hoạt động vui chơi, giải trí sẽ bị hạn chế. Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh, tác giả dự án Chuyến xe trải nghiệm, cho rằng trẻ sẽ cảm thấy bức bối vì không được ra ngoài, không được vui chơi, bị thay đổi lịch trình sinh hoạt hằng ngày do phải hạn chế ra đường mùa dịch.

Trẻ cũng ít được gặp gỡ bạn bè so với dịp nghỉ hè thông thường (trước đây được nghỉ học và có các hoạt động phong phú ngoài trời, các lịch trình vui chơi để lựa chọn). Vì vậy, trẻ phải chịu cảnh gò bó trong giới hạn tại nhà, cảm thấy tù túng, tâm lý dễ sinh ra cáu gắt, buồn chán. Đây là một trải nghiệm không mấy thoải mái với trẻ, còn là nỗi lo lắng với các bậc phụ huynh trong thời điểm hiện nay.

Giúp trẻ giảm ức chế khi nghỉ hè trong mùa dịch - Ảnh 1.

Nên cho trẻ đạp xe để tăng cường vận động trong những ngày hè (Ảnh: DƯƠNG ĐẠT)

Theo thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh, nhiều phụ huynh do bận rộn công việc, không kịp lưu tâm đến vấn đề tâm lý của trẻ trong mùa dịch. Thậm chí, sau một ngày đi làm về mệt mỏi, thấy trẻ chơi, ít chịu học, không làm việc nhà thì vội trách con. Điều này càng làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất vui. Ở một góc độ khác, trẻ cảm thấy ức chế bởi chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cảm xúc như người lớn.

Do đó, phụ huynh rất cần nhiều thời gian để chia sẻ cùng con, nắm bắt kịp thời tâm lý của con để hỗ trợ, tháo gỡ, tâm tình cùng trẻ, hãy khoan vội trách cứ, hãy để trẻ có một nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tình hình dịch bệnh và lý do là mình phải có ý thức ở nhà để phòng ngừa dịch bệnh. Phụ huynh nên đề cao vai trò của trẻ, thường khen trẻ nhiều hơn nữa, động viên trẻ với nhiều cách thức khác nhau. Quan trọng hơn, hãy hướng dẫn con với một thời gian biểu hợp lý khi ở nhà, chỉ cho con cách làm việc nhà, dọn dẹp góc học tập, tập luyện thể dục thể thao trong nhà, ăn uống khoa học, bảo đảm dinh dưỡng.

"Khi lên kế hoạch sinh hoạt cho trẻ trong mùa hè, việc kết hợp vui chơi và học kỹ năng cơ bản thường ngày là điều quan trọng để trẻ tự trải nghiệm và tự cảm nhận bản thân. Từ đó, trẻ sẽ thấy các hoạt động thường ngày ở nhà thu hút hơn, giúp trẻ giảm căng thẳng" - thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh nhận xét.

Tổ chức hoạt động gắn kết gia đình

Bên cạnh việc cho trẻ học những kiến thức qua internet và các kỹ năng, phụ huynh cũng có thể tổ chức những hoạt động gắn kết các thành viên trong gia đình như: nấu ăn, tổ chức tiệc, trồng cây, tập thể dục…

Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên nhận định tổ chức những hoạt động trong nhà giúp trẻ hiểu hơn về tầm quan trọng của gia đình, biết sẻ chia, thấu hiểu. Có những gia đình có thể ở trong nhà cả tháng nhờ các hoạt động như vậy.

Ông Bùi Khánh Nguyên cho rằng phụ huynh nên để trẻ thử trải nghiệm làm một điều mới mẻ. Đặc biệt là để trẻ tự thực hiện những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Mùa hè là mùa nghỉ học của học sinh nhưng thực ra cũng là quỹ thời gian dự phòng cho việc bù đắp những gì còn thiếu trong 9-10 tháng của năm học chính khóa. Với học sinh trung học (lớp 6-12), phụ huynh có thể cho con đi học nghề khi các trường được phép mở lớp.

Theo ông Bùi Khánh Nguyên, phụ huynh mong muốn con cái luôn sống tốt cuộc đời của trẻ, luôn thoải mái với thời đại của trẻ. Song, nhiều trẻ em ở thành phố bị bỏ rơi nhiều kỹ năng cơ bản. Nếu quan sát, có thể thấy những đứa trẻ từng làm việc nhà, tham gia hỗ trợ công việc mưu sinh của gia đình, tham gia các hoạt động gia đình, cộng đồng nhỏ một cách tích cực thì sẽ có kỹ năng tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ chỉ biết học, chơi, được cha mẹ và người giúp việc cung phụng.

Không nên làm thay việc của trẻ

Theo chuyên gia Bùi Khánh Nguyên, đứa trẻ được cung phụng có thể không biết giặt giày của mình, không biết ủi quần áo, không biết nấu những món ăn đơn giản, không biết thay pin cho đồng hồ, thậm chí không biết đi xe đạp... Bối cảnh xã hội đã thay đổi. Ở trường, vệ sinh trường lớp đã có các cô chú lao công lo. Ở nhà, các em thường có người giúp việc hoặc những người lớn trong gia đình làm hết. Vì vấn đề này mà chúng ta cần bù đắp kỹ năng cho các em.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo