xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy biến nỗi sợ hãi thành niềm yêu thích

LÊ VƯƠNG KIỀU TRANG (Giáo viên)

Học sử sợ nhất cái gì? Tôi đã hỏi các em học sinh không biết bao nhiêu lần câu hỏi đó và nhận được câu trả lời giống nhau: Sợ nhất là phải học thuộc ngày tháng năm các sự kiện lịch sử, các con số...

Cứ nhìn vào việc dạy-học-thi môn sử hiện nay ở nhà trường phổ thông, chúng ta sẽ thấy đó là nỗi sợ chính đáng. Các đề bài kiểm tra trong quá trình học và đề thi đều yêu cầu rất cao việc ghi nhớ máy móc diễn biến các sự kiện lịch sử. Có một nghịch lý là Bộ GD-ĐT luôn kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, nhưng hình thức và nội dung thi lại khuyến khích học vẹt.

Lịch sử là môn học thuộc lòng. Đấy là quan niệm phổ biến về môn học này. Chính cái quan niệm này là thủ phạm đầu tiên triệt tiêu nỗ lực sáng tạo của cả thầy và trò trong quá trình dạy - học. Còn vị thế môn sử? Là môn phụ, được coi như “đồ trang sức” không có cũng chẳng sao. Sự phân biệt đối xử bất công với môn học làm giảm đi rất nhiều lòng nhiệt thành của người dạy. Người thầy dạy sử cũng như dạy các môn khác không thể nhen lên trong lòng học sinh ngọn lửa nhiệt huyết - niềm say mê môn học - nếu ngọn lửa ấy không cháy lên trong chính bản thân họ. Và nói rộng ra, xã hội không thể đòi hỏi những công dân tương lai “phải biết sử ta”, tự hào với quá khứ anh hùng của dân tộc, khi chính mình đang đối xử bất công với nó.

Chương trình vừa thừa vừa thiếu

Tại sao học sinh học sử nhiều mà không biết, không hiểu sử? Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả trên là chương trình và sách giáo khoa vừa nặng vừa chưa hợp lý. Một chương trình vừa thừa vừa thiếu. Thừa sự kiện mà thiếu “linh hồn”. Thừa lịch sử chiến tranh mà thiếu lịch sử văn hóa, kinh tế. Thừa lý thuyết hàn lâm mà thiếu kiến thức thực tế. Thừa lịch sử quốc gia, quốc tế mà thiếu lịch sử địa phương.

Còn việc phân bố thời gian cho từng giai đoạn lịch sử cũng chưa hợp lý, chẳng hạn lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong chương trình lớp 12, phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1975 được phân bố học 42 tiết, trong lúc đó giai đoạn 1975 đến cuối thế kỷ 20 chỉ có 2 tiết.

Ngoài ra, cách viết sách giáo khoa chưa hấp dẫn, nên khó tạo nên hứng thú cho người học. Rõ nhất là phần lịch sử Việt Nam hiện đại. Có những bài học chỉ dừng lại ở việc liệt kê một chiều các sự kiện lịch sử theo thứ tự biên niên. Nhận xét đánh giá thì khiên cưỡng, áp đặt.

Đề nghị biên soạn lại sách giáo khoa

Phân phối chương trình nên giảm bớt lý thuyết hàn lâm; tăng kỹ năng thực hành; tăng thời lượng ngoại khóa, tham quan. Cần bổ sung vào nhóm biên soạn sách giáo khoa những nhà giáo giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy ở bậc học phổ thông. Hiện nay, các tác giả biên soạn sách giáo khoa hầu hết là những chuyên gia không hề giảng dạy ở phổ thông nên dường như khi viết sách họ cũng muốn người học trở thành những người... như họ, hay ít nhất cũng là những... nhà nghiên cứu lịch sử?

Hiện nay nhiều địa phương, nhiều trường học tự biên soạn hoặc hợp tác với NXB Giáo dục in ấn các loại sách bài tập rồi buộc học sinh phải mua và sử dụng trong quá trình học. Điều đáng nói là những loại sách này còn nhiều sai sót nên rốt cục là cả thầy và trò lãnh đủ. Ngoài chuyện lãng phí tiền bạc, thời gian vô ích, những loại sách đó còn làm tăng thêm nỗi ngán ngẩm với môn học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo