xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo Người Lao Động phát động Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 2

NHÓM PHÓNG VIÊN

(NLĐO) - Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 2 bắt đầu nhận bài từ hôm nay, 17-11 và dự kiến trao giải vào Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2023

Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 1 bắt đầu từ đầu tháng 8-2022. Qua hơn 3 tháng, Ban Tổ chức đã nhận được gần 400 bài dự thi của các tác giả từ mọi miền đất nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài. Hơn 30 bài đã được sơ tuyển, đăng Báo Người Lao Động. Từ số bài này, Ban Tổ chức chọn 18 bài vào chung khảo để chấm và trao thưởng cho 6 tác phẩm đoạt giải cao nhất (giải Nhất: 30 triệu đồng, giải Nhì: 20 triệu đồng, 2 giải Ba: 15 triệu đồng/ mỗi giải, 2 giải Khuyến khích: 7 triệu đồng/mỗi giải.

Báo Người Lao Động phát động Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 - Ảnh 1.

Toàn cảnh lễ trao giải cuộc thi "Người thầy kính yêu"

Lồng ghép trong khuôn khổ chương trình là tọa đàm, chủ đề "Tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo". Khách mời dự chương trình là đại diện một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và đào tạo, chuyên gia về giáo dục, thầy cô đang công tác - giảng dạy tại các trường, các tác giả đoạt giải, phóng viên báo - đài…, gồm:

Ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Giáo dục - Đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT)

Bà Phạm Thi Minh Hiền, Phó Phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD-ĐT TP HCM

Bà Cao Thiên Phúc, Phó Trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM;

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình;

TS Lê Xuân Trường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM;

TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM;

TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng Khoa Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM

Thạc sĩ Đoàn Hữu Hoàng Khuyên, Phó trưởng Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM;

Nhà giáo Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 TP HCM

Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, Giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4- TP HCM

Nhà giáo Nguyễn Minh Nghĩa, Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, quận 7 – TP HCM

Cuối lễ trao giải và tôn vinh này, Báo Người Lao Động tiếp tục phát động cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 2. Đây là những hoạt động thiết thực nhằm tri ân và chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2022), đồng thời góp phần nâng cao vị thế người Thầy và ngành sư phạm trong đời sống xã hội hiện đại.

Báo Người Lao Động trân trọng cảm ơn 3 đơn vị đã đồng hành cùng Cuộc thi viết "Người thầy kính yêu" và tọa đàm "Tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo":

- Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM

- Charm Resort

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP HCM

17:29 ngày 17/11/2022

Phát động cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu” lần 2

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động

Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 1 đã có sự lan tỏa lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo bạn đọc, bạn viết trong và ngoài nước với nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc. Tiếp nối sự thành công đó, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 2.

undefined - Ảnh 1.

Ông Tô Đình Tuân phát phát động cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần 2

Chủ đề về người thầy chắc chắn sẽ chạm vào mạch cảm xúc của nhiều người. Chúng tôi trông chờ những bài viết hay, chân thật, khắc họa được chân dung của người đưa đò trong ký ức hoặc trong đời sống hiện nay, qua những kỷ niệm, những câu chuyện, hình ảnh ghi dấu ấn của thầy cô đối với cuộc đời của chúng ta, để thấy sâu sắc hơn tình nghĩa thầy trò theo năm tháng, để thắp sáng hơn nữa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi sẽ chọn ra những tác phẩm xuất sắc và những tấm gương thầy cô tiêu biểu để trao giải và vinh danh nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm 2023.

Những bài dự thi chúng tôi đã nhận, chưa sử dụng cho cuộc thi lần 1, sẽ được thẩm định, lựa chọn trong cuộc thi lần 2. 

17:07 ngày 17/11/2022

Một phút tưởng nhớ những người đã khuất

Các khách mời tham gia lễ trao giải và tọa đàm đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những thầy cô giáo đã không may ra đi vì bệnh do tuổi cao sức yếu, vì dịch bệnh, do thiên tai thời gian gần đây. 

17:06 ngày 17/11/2022

Cụ bà 96 tuổi đoạt giải Nhất cuộc thi

Cụ bà Trần Thị Rồng là tác giả cao tuổi nhất, 96 tuổi và cũng là người giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi Người Thầy kính yêu lần 1. Sáng nay, cụ vượt hơn 200 km từ Long Xuyên, An Giang lên TP HCM để dự lễ trao giải. Bài viết dự thi của cụ Rồng - "Nỗi nhớ thầy, cô khắc sâu như tạc" là bản viết tay và được con gái cụ đánh máy lại, gởi cho tòa soạn.

undefined - Ảnh 1.

Cụ bà Trần Thị Rồng nhận giải Nhất với bài viết "Nỗi nhớ thầy, cô khắc sâu như tạc"

Cụ Trần Thị Rồng chia sẻ tại lễ trao giải:

Dưới sự khích lệ của các con, tôi chỉ nghĩ mình viết bài để vui tuổi già, chứ không nghĩ sẽ thi thố với lớp trẻ. Tôi viết lại những gương sáng của thầy cô để thế hệ sau noi theo. Tôi xin chân thành cảm ơn ban tổ chức đã tạo ra sân chơi lành mạnh, hữu ích cho xã hội, ban biên tập đã chịu cực chịu khó đọc bài của tôi để đưa lên báo. Để bày tỏ lòng cảm ơn, cũng như mong mỏi đến thế hệ sau tôi có viết câu thơ ngắn 

Ở đời phải biết nghĩa ân

Thầy cô dìu dắt nên thân đức tài

Hãy cùng cống hiến từ nay

16:36 ngày 17/11/2022

Các tác giả đoạt giải chia sẻ cảm xúc

Tác giả Trương Quang Hiệp, tác giả bài viết "Lặng thầm ngăn dòng nước mắt"

Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, là con của một gia đình giáo viên nên hơn ai hết tôi hiểu khó khăn, thử thách của nghề. Có lúc gia đình quá khó khăn, chị tôi đã bỏ học trong 2 năm để nhường suất học cho các em. Sau 2 năm, khi kinh tế đã bớt khó thì chị tôi đi học lại và thi vào ngành sư phạm, trở thành giáo viên để quay về quê hương tiếp tục con đường trồng người. 

Tôi cũng có ước mơ trở thành nhà giáo, nhưng cơ duyên tôi làm nhà báo, đó cũng là cơ hội để tôn vinh những nhà giáo tâm huyết, cống hiến không nghỉ cho nghề. 

Trong 5 thầy giáo tôi viết trong bài tôi bắt gặp hình ảnh của ba mẹ tôi. Nếu không nhờ cuộc thi này tôi không biết bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô như thế nào, tôi rất xúc động.

undefined - Ảnh 1.

Tác giả Trương Quang Hiệp đạt giải nhì


undefined - Ảnh 2.

Tác giả Trần Vũ Nguyên nhận giải Ba với tác phẩm "Bà "loong toong" đáng kính"

Tác giả Vũ Hoài tham dự lễ trao giải bằng hình thức trực tuyến từ tỉnh Thừa Thiên - Huế do bị tai nạn giao thông. Chị chia sẻ:

Tôi viết "Nhân hậu với người, bình thản với đời" với mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo mình, chứ không nghĩ sẽ đạt giải. Đây là món quà tinh thần tôi muốn gửi đến cô. Tôi nghĩ rằng điều khiến cho mỗi chúng ta mãi ghi nhớ công ơn thầy cô ngoài kiến thức thầy cô truyền đạt mà còn là tinh thần, cách sống của họ.

Tác giả Trần Hữu Phước, tác giả bài viết "Miệt mài làm "người đưa đò""

Tôi đã trải qua những năm tháng học tập trong tình cảnh chiến tranh bom đạn, trường lớp chỉ là nhà tranh vách đất, nhưng thầy cô rất yêu thương và chăm lo cho học sinh. Để có những người học trò lớn lên có thể góp sức cho xã hội, thầy cô đã cố gắng rất nhiều để vượt qua quãng thời gian khó khăn.

undefined - Ảnh 3.

Tác giải Trần Hữu Phước chia sẻ cảm xúc tại lễ trao giải

Tác giả Nguyễn Thị Bích Nhàn, tác giả bài viết "Thầy Vân trong trái tim tôi"

Tôi cũng chọn nghề sư phạm, theo bước chân của các thầy cô, tôi mừng vì dù có chuyện gì, tiêu cực như thế nào thì người thầy vẫn được tôn trọng. Tôi tham gia cuộc thi để tri ân 2 người thầy ảnh hưởng đến lý tưởng làm nghề của tôi. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Báo Người Lao Động. 

16:16 ngày 17/11/2022

Công bố các tác phẩm đoạt giải

Ban Tổ chức cuộc thi viết "Người thầy kính yêu" công bố các tác phẩm đoạt giải:

Giải Nhất:

- Tác phẩm "Nỗi nhớ thầy, cô khắc sâu như tạc" của tác giả Trần Thị Rồng

Giải Nhì:

Tác phẩm "Lặng thầm ngăn dòng nước mắt" của tác phẩm Trương Quang Hiệp

Hai giải Ba

- Tác phẩm "Bà "loong toong" đáng kính" của tác giả Trần Vũ Nguyên

- Tác phẩm "Nhân hậu với người, bình thản với đời" của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài

Hai giải Khuyến khích:

Tác phẩm "Thầy Vân trong trái tim tôi" của tác giả Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tác phẩm "Miệt mài làm "người đưa đò"" của tác giả Trần Hữu Phước

16:04 ngày 17/11/2022

Sẽ đưa những ý kiến tâm huyết đến Bộ GD-ĐT

undefined - Ảnh 1.

Ông Lê Thắng Lợi

Ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Giáo dục-Đào tạo phía Nam, Bộ GD-ĐT

Ngành nào cũng áp lực, nhưng tuỳ đặc điểm mỗi ngành có những áp lực khác nhau. Với nhà giáo, áp lực còn đến từ nhiều phía... Trước những ý kiến tâm huyết của các thầy cô giáo trong buổi tọa đàm hôm nay, tôi xin ghi nhận và sẽ đề xuất đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để từng bước tháo gỡ khó khăn cho nhà giáo.

15:57 ngày 17/11/2022

Bớt sổ sách và không để giáo viên phải thu tiền

GS - Nhà giáo Huỳnh Như Phương

Tôi từng viết bài: "Những áp lực trên vai nhà giáo", nay có lẽ đổi thành "Những áp lực trong tim nhà giáo". Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận ngành nghề nào cũng có áp lực.

undefined - Ảnh 1.

Hiện nay, thầy, cô giáo phải trở thành người cha, mẹ thứ hai nên không khi nào hết áp lực. Để giảm bớt áp lực cho giáo viên, tôi có 3 đề nghị:

Thứ nhất: Sở GD-ĐT TP HCM nên có quy định thống nhất 1 giáo viên cần bao nhiêu cuốn sổ, không làm nhiều hơn. Cần giảm bớt sổ sách cho thầy, cô giáo. Những gì không cần thiết thì không nhất thiết phải làm.

Thứ hai: Làm thế nào để giáo viên không phải thu tiền, việc thu tiền của là của các bộ phận khác.

Thứ ba: Làm sao để xây dựng trường học, mô hình trường học mà trường học đó đề cao sự tôn trọng giáo viên, tôn trọng học sinh. Để làm được điều này, vai trò của người quản lý rất quan trọng. Chúng ta cần bớt hành chính hóa, để giáo viên làm việc toàn tâm toàn ý, đừng để giáo viên phải chịu sự chỉ trích nào.

15:51 ngày 17/11/2022

Làm nghề không tốt, giáo viên sẽ tạo ra một bộ máy hư

ThS Đoàn Hữu Hoàng Khuyên, Phó trưởng Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM

Trong 20 năm theo nghề giáo, tôi nhận ra rằng mình đã chọn một nghề rất khó, vừa phải vật lộn với thu nhập, yêu cầu chuyên môn ngày càng cao, yêu cầu mới mẻ của sinh viên.

Trước những yêu cầu phức tạp của cuộc sống, tôi khẳng định không yêu nghề giáo không thể làm được. 

undefined - Ảnh 1.

Nghề giáo làm việc, tiếp xúc với học sinh - là những tâm hồn trẻ, là thế hệ tương lai của xã hội, nếu chúng ta không làm tốt sẽ đào tạo ra một bộ máy hư. 

Người làm nghề giáo phải có sự độc lập, tự trị trong chuyên môn. Do dó, họ cần không gian riêng, không nên có can thiệp quá nhiều ngoài chuyên môn để không dẫn đến sai lầm.

Tôi nghĩ tất cả các thầy cô giáo đều muốn mình được độc lập, hạnh phúc, được tôn trọng để làm nghề một cách tử tế. Khi thầy cô hạnh phúc học sinh sẽ hạnh phúc và ngôi trường sẽ hạnh phúc. Những khó khăn ở môi trường giáo dục không phải là những lời nói suông, nên tìm ra căn nguyên gốc rễ để giải quyết triệt để vấn đề. 

15:33 ngày 17/11/2022

Niềm vui của nghề là nguồn động viên

TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM

32 năm làm nghề, hạnh phúc, niềm vui của nghề là nguồn động viên to lớn chứ không phải vì thu nhập. Bởi, lương giảng viên cũng theo quy định chung - vốn không cao.

Người làm công việc giảng dạy ở ĐH phải luôn luôn làm mới mình vì đối tượng người học rất khác nhau, phương pháp giảng dạy phải linh hoạt để phù hợp với từng người. Sự thay đổi, đổi mới đã làm cho không việc không nhàm chán.

undefined - Ảnh 1.

Tuyển dụng giảng viên hiện nay luôn khó vì yêu cầu khá cao để đáp ứng cập nhật, đổi mới nội dung... Dù đòi hỏi cao ở người tuyển dụng nhưng mức lương lại không tương xứng nên việc tuyển dụng càng khó khăn hơn.

15:29 ngày 17/11/2022

Thu nhập của giảng viên trẻ, giỏi có thể rất cao

TS Lê Xuân Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM

undefined - Ảnh 1.

Việc tuyển dụng giảng viên hơi khó, do doanh nghiệp họ trả lương rất cao, thu hút nhiều sinh viên sư phạm rẽ hướng. Tuy nhiên, cũng có một số bạn trẻ với tình yêu nghề vẫn quyết chọn nghề đi dạy. Có những bạn cân đối công việc, đi dạy rất nhiều nơi, thu nhập cao. Thu nhập bình quân giảng viên tại trường hiện nay là 35 triệu/tháng. Thậm chí những bạn trẻ ra trường dạy giỏi, số lương có thể gấp đôi.

15:24 ngày 17/11/2022

Cần nhiều chính sách ưu đãi cho nghề giáo

TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm TP HCM

Trường ĐH Sư Phạm TP HCM là một trong 2 trường sư phạm quan trọng của cả nước, là đầu tàu để đào tạo ra những con người tiếp tục theo nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo.

Tuy nhiên, lương của giáo viên ra trường vẫn là bài toán đặt ra cho toàn xã hội. Chính phủ đã có chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, kết quả cho thấy điểm chuẩn thi vào ngành sư phạm rất cao, hiệu quả của chính sách là không thể phủ nhận. Nhưng tôi nghĩ rằng đây mới là điều kiện cần, để đáp ứng đủ phải kết hợp thêm các chính sách ở nhiều ngành khác. 

undefined - Ảnh 1.

TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm TP HCM

Nhiệm vụ của Trường ĐH Sư Phạm TP HCM là tạo những hoạt động để sinh viên thấy cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Do đó, nhà trường đang ký kết rất nhiều với Sở GD-ĐT các địa phương, trường công, trường tư để các em có định hướng ngay trong học phần thực tập, từ đó có định hướng nghề nghiệp, có cơ hội gặp gỡ nhà tuyển dụng. 

Nhà trường phát triển rất nhiều chương trình đào tạo song ngữ để sinh viên cọ sát ban đầu, có cơ hội làm việc ở những trường quốc tế.

Tôi cho rằng khái niệm học tập suốt đời phải gắng liền với nhà giáo, và nhà trường phải là nơi tạo điều kiện để các thầy cô tiếp tục học tập. Bộ GD-ĐT cũng đã có nhiều học bổng du học nước ngoài để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho thầy cô.

15:20 ngày 17/11/2022

Thiếu giáo viên chỉ là cục bộ

Vấn đề tuyển dụng giáo viên cũng như chế độ đãi ngộ cũng được đề cập trong buổi tọa đàm. 

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình, chia sẻ:

Hàng năm, phòng tuyển 2 đợt để bổ sung khoảng 150 giáo viên kịp thời cho các trường do giáo viên nghỉ việc, nghỉ hưu...

Tuy nhiên, kết quả tuyển là không đủ là do cục bộ, một số chức danh không có ứng viên tham gia tuyển dụng hoặc không đạt yêu cầu về chuyên môn. Lý do thiếu giáo viên cũng do cung đào tạo không đủ so với tuyển dụng.

undefined - Ảnh 1.

Chế độ lương bổng, áp lực ràng buộc giáo viên rất nhiều nhưng khi tôi nhận thấy giáo viên nào khi đã theo nghề thì rất yêu nghề và gắn bó. Đọc những thông tin không tốt về giáo viên bản thân chúng tôi rất buồn dù đó chỉ là số nhỏ.

Giáo dục và đào tạo là quốc sách nên cần có chế độ đặc thù cho nhà giáo để giáo viên đủ sống mà cống hiến tốt cho nghề.

undefined - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ- Sở GD-ĐT TP HCM

Bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD - ĐT TP HCM trao đổi thêm về nội dung trên:

Tháng 6 hàng năm, Sở GD - ĐT đều có kế hoạch tuyển dụng giáo viên. Việc thiếu giáo viên một số môn như tiếng Anh, công nghệ..., Sở GD-ĐT đã đặt hàng đào tạo tại 2 cơ sở đào tạo giáo viên lớn nhất TP là Trường ĐH Sư phạm TP HCM và Trường ĐH Sài Gòn. 

15:11 ngày 17/11/2022

Hiệu trưởng quyết định niềm hạnh phúc của giáo viên, học sinh

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu Trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10

Dù đã lên quản lý nhưng  tôi chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ và niềm đam mê đứng trên bục giảng. Theo nghề giáo rất nhiều năm nhưng tôi chưa bao giờ thôi hạnh phúc với nghề. Bản thân tôi năm nào cũng thao giảng, khao khát đứng trên bục giảng vì nhớ nghề.

undefined - Ảnh 1.

Trải qua hết những cung bậc của người học trò, giáo viên đến người quản lý, tôi tâm niệm những gì khó khăn trong cuộc đời mình thì giáo viên dạy học sinh không được phép lặp lại. Khi lên làm quản lý, tôi đặt quyền lợi của thầy cô lên trên hết và mong thầy cô đặt quyền lợi học sinh lên trên hết. Như vậy ngôi trường mới là gia đình chứ không phải là tổ chức quyền lực.

Hiện nay, nhiều giáo viên nói về áp lực. Nhưng tôi nghĩ áp lực do mỗi người và văn hóa người đứng đầu rất quan trọng. Hiệu trưởng hạnh phúc, vui vẻ, không áp lực thì thầy cô mới không thấy áp lực.

Chúng ta làm sao để các em học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, làm sao để thầy cô đến trường thấy nhẹ nhàng, không căng thẳng; thấy việc quan tâm, chăm sóc đồng nghiệp là trách nhiệm của người đứng đầu. Ví dụ như điểm số, hồ sơ của giáo viên, chúng ta từ từ yêu cầu thầy cô hoàn thành. Cũng phải giảm bớt những công việc hành chính, chẳng hạn như đơn xin nghỉ phép. Tại sao lại bắt thầy, cô viết tờ đơn làm gì trong khi chúng ta đã "số hóa". 

Người đứng đầu nhà trường cần là người đứng mũi chịu sào, bảo vệ thầy, cô của mình, có như vậy thầy cô giáo mới an tâm, xem nhà trường là gia đình thứ 2 của mình, đó cũng là một cách để thầy, cô không thấy áp lực.

15:03 ngày 17/11/2022

Tự hóa giải áp lực để mang lại nguồn năng lượng tích cực cho học sinh

Cô Nguyễn Minh Nghĩa, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 7, TP HCM)

Sau 5 năm đứng lớp, tôi thấy mình may mắn vì những điều được nhận trong quá trình còn học đại học và công tác. Nghề giáo đã khiến tôi hạnh phúc và mang đến cho tôi nhiều nguồn năng lực tích cực. 

Bên cạnh đó, những tiêu cực còn tồn tại là điều không thể phủ nhận, cá nhân tôi nhận thấy áp lực chia thành 2 phần: bên ngoài và bên trong. Trong đó, áp lực bên ngoài không nguy hiểm bằng bên trong. Bởi vấn đề bên ngoài còn có nhiều người cùng chung tay giải quyết, quan trọng mỗi người xác định theo nghề phải có bản lĩnh, trong những khó khăn vẫn thấy đích đến.

undefined - Ảnh 1.

Nhà giáo Nguyễn Minh Nghĩa, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 7, TP HCM)

Áp lực bên ngoài về phía phụ huynh như có vấn đề gì cũng đưa lên mạng xã hội, bị điều hướng có chủ đích, giáo dục bị moi ra chỉ trích, họ không đứng ở góc nhìn đúng để đánh giá, làm cho những người không có chính kiến đánh giá sai về nghề giáo. Như vậy là phiến diện, ích kỷ với thầy cô. Bên cạnh đó là áp lực sổ sách, giấy tờ, công tác....

Tôi là giáo viên tiểu học nên học sinh nên không chịu nhiều áp lực như giáo viên lớp lớn (vốn em nào cũng có điện thoại, có việc gì cũng quay video, đưa lên mạng xã hội). Nhưng không phải các em còn nhỏ thì không biết gì, vì các em là "phóng viên hiện trường" để đưa thông tin nhanh nhất về cho phụ huynh.

Các trường nên có những buổi nói chuyện giữa giáo viên và phụ huynh để phụ huynh hiểu hơn về ngành để cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước.

Về áp lực nội tại, mình phải cân bằng được gia đình và công việc. Những giáo viên tâm huyết với nghề gần như không có thời gian dành cho gia đình, vì phải đầu tư rất nhiều để nghiên cứu bài học cũng như những công việc không tên ngốn rất nhiều thời gian. Công việc vất vả không có thời gian nghỉ ngơi nhưng lúc nào giáo viên cũng phải tràn ngập năng lực thì mới mang năng lực tích cực cho học sinh.

Tôi mong các đơn vị quản lý sẽ có nhiều đợt tập huấn, tài liệu vừa để cho giáo viên nâng cao chuyên môn và cân bằng cảm xúc, kỹ năng mềm. Khi giáo viên tự ý thức vượt qua áp lực thì áp lực không còn quan trọng.

14:53 ngày 17/11/2022

Áp lực, giáo viên phải nhẫn nhịn một cách âm thầm

Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP HCM - cho biết đã đứng lớp được 23 năm. Cô đã giảng dạy ở 2 thế kỷ 20 và 21. Đã có một sự đổi mới mạnh mẽ ở chương trình giáo dục phổ thông.

Là một giáo viên đứng lớp, người thầy phải cập nhật những thông tin mới nhất về chuyên môn lẫn phương pháp.

undefined - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền

Nói về áp lực của nhà giáo, cô Hiền cho rằng giáo viên chịu áp lực rất nhiều về thời gian với những việc không tên, với những thủ tục về hồ sơ giáo án thuộc về quy chế nên chưa thể dành toàn tâm toàn ý cho chuyên môn.

Ngoài ra, đời sống của nhà giáo cũng còn nhièu khó khăn. "Ai hạnh phúc thì được chồng nuôi, vợ nuôi, gia đình nuôi chứ đồng lương của giáo viên là không đủ sống"- cô Hiền nói và thêm rằng những giáo viên không phải là môn chính rất khó có cơ hội cải thiện thu nhập.

"Khi giáo viên toàn tâm toàn ý thì phải chấp nhận việc thiệt thòi, phải coi đó là công việc từ thiện"- cô Hiền nói.

Áp lực từ trong công việc, từ dư luận xã hội, phụ huynh... mỗi người phải tự tìm giải pháp để thoát ra khỏi áp lực đó. 

"Bao nhiêu nhọc nhằn khó khăn, giáo viên phải chịu đựng, nhẫn nhịn một cách âm thầm. Bản thân tôi phải tự động viên mình, tìm kiếm niềm vui từ thành công của học sinh" - cô Hiền bộc bạch.

Xuất thân từ gia đình giáo chức, cô Hiền cho rằng sự tồn tại trong nghề giáo đã tôi rèn nên sự bản lĩnh, nhẫn nại. "Dù khó khăn, tôi luôn cảm ơn nghề. Luôn tri ân những thầy cô giáo đã rèn luyện tôi được như hôm nay"- cô Hiền nói.

Cô Hiền cho rằng những học sinh muốn vào nghề giáo cần được có đầy đủ thông tin về nghề để không ngỡ ngàng.

Dù có bất kỳ thông tin tiêu cực nào từ xã hội, vị trí người thầy vẫn được đánh giá đúng và không bao giờ thay đổi.

14:30 ngày 17/11/2022

Vai trò của Nghề giáo không hề phai nhạt

Mở đầu chương trình, TS-Nhà báo Tô Đình Tuân, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, gửi lời chúc mừng trân trọng nhất đến đội ngũ các nhà giáo nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông Tô Đình Tuân chia sẻ:

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, vừa bế mạc cách đây 2 ngày, trao đổi, thảo luận cùng với các Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục; bình quân cứ 100 nhà giáo thì 1 người ra khỏi ngành. Trong đó, số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người, cấp mầm non có giáo viên nghỉ việc nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. Trong khi đó, áp lực công việc đối với giáo viên rất lớn, ngoài ra còn chịu nhiều sức ép từ dư luận xã hội, dẫn đến bị sa sút tinh thần, muốn rời bục giảng. Chỉ riêng năm 2022, cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên các cấp học…

Trước tình hình đó, cộng đồng xã hội nói chung và những người công tác trong ngành giáo dục nói riêng không tránh khỏi ưu tư; thậm chí có lúc, có nơi hoài nghi về vai trò, vị thế của nghề giáo, của người Thầy. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Có phải tinh thần "tôn sư trọng đạo" bị mai một? Nghề giáo có còn là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý"? Người Thầy có thực sự là trung tâm của đổi mới giáo dục và sự trưởng thành về trí tuệ, nhân cách của học trò?...

Thực tế không phải như vậy! Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta luôn xác định GD-ĐT là quốc sách, đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy, trong tổng thể đầu tư nguồn lực tài chính nhà nước cho phát triển đất nước đã ưu tiên cho lĩnh vực GD-ĐT. 

Còn về nhìn nhận của xã hội đối với nghề giáo, chúng tôi khẳng định rằng không hề phai nhạt, mặc dù có lúc, có nơi vẫn còn không ít chuyện đau lòng. Trong xã hội phong kiến, người thầy chỉ đứng sau vua, xếp trên cha mẹ. Xưa thì vậy, nay cũng vẫn thế. Dân gian đúc kết đạo thầy trò thành tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" - dễ hiểu, dễ nhớ, như trở thành một định đề bất biến trong quan hệ ứng xử ở mọi hoàn cảnh xã hội, xưa cổ cũng như tân thời. Đó chính là truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta.


undefined - Ảnh 1.

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân phát biểu tại tọa đàm

Ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những vấn đề nan giải riêng, GD-ĐT cũng vậy. Và chính vì thế mới thôi thúc tất cả chúng ta cùng hành động cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, GD-ĐT ngày càng phát triển hơn, mối quan hệ nhà trường - gia đình cũng như tình thầy trò ngày càng khăng khít, chân thành hơn. Đặc biệt, vai trò và vị thế người thầy được tái khẳng định, củng cố vững chắc hơn...

Xuất phát từ những mục đích cao cả và thiết thực đó, đầu tháng 8-2022, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu" lần thứ 1. Chỉ trong hơn 3 tháng, thông qua nhiều kênh, Ban Tổ chức đã tiếp nhận được gần 400 bài dự thi của các tác giả chuyên và không chuyên ở mọi miền đất nước cũng như kiều bào ta đang sinh sống, học tập ở nước ngoài gửi về. Có tác giả tuổi đời mới 13, đang học lớp 8; có tác giả 96 tuổi, viết bản thảo bằng bút mực với nếp chữ ngay ngắn, rồi nhờ con gái đánh máy, chuyển đến Tòa soạn Báo Người Lao Động.

Nhìn chung, thành phần tác giả dự thi rất đa dạng và phong phú, song tất cả đều có một điểm chung đó là hồi tưởng về thầy, cô của mình trong quá khứ hoặc kể chuyện về những "người đưa đò" đương thời bằng sự kính trọng, bằng những kỷ niệm/ câu chuyện/ hành động chân thực, sâu sắc, hữu ích; qua đó làm toát lên tấm gương những nhà giáo mẫu mực về nhân cách, yêu nghề và giỏi nghề, tận tụy với sự nghiệp trồng người. 

Trong khuôn khổ lễ trao giải này, Báo Người Lao Động kết hợp tổ chức tọa đàm bàn tròn, chủ đề "Tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo", cũng với những mục đích, ý nghĩa đã nêu trên. Hy vọng rằng cuộc tọa đàm sẽ làm sáng rõ hơn truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta, đồng thời nâng cao vị thế người Thầy trong xã hội hiện nay, như đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì đừng nói gì đến kinh tế, văn hóa".

Lên trên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo