xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hút học sinh vào trường nghề: Chớ nói suông!

Đặng Trinh

Để đạt mục tiêu đến năm 2020, 30% học sinh tốt nghiệp THCS tại TP HCM vào học nghề thì phải có nhiều giải pháp thực tế chứ không chỉ nói suông

Dự thảo đề án phân luồng học sinh sau THCS tại TP HCM giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu 30% học sinh (HS) tốt nghiệp THCS học nghề vào năm 2020. Hội nghị góp ý cho dự thảo đề án trên do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức sáng 30-11 đã nêu lên thực trạng hiện chỉ có khoảng 6%-7% HS tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp.

Trường nghề mà ít dạy nghề

Dự thảo đề án phân luồng HS sau THCS tại TP HCM giai đoạn 2016-2020 đặt ra các mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường THCS của TP có từ 1-2 giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ 100% học phí cho HS học nghề đối tượng tốt nghiệp THCS; đầu tư 50-100 tỉ đồng/trường/năm. Năm 2020, huy động HS tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%.

Học sinh học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng Ảnh: TẤN THẠNH

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Sở GD-ĐT TP HCM, một trong những khó khăn khiến công tác phân luồng HS thời gian qua không hiệu quả là do tâm lý chung của xã hội vẫn còn xem trọng bằng cấp, nhất là bằng ĐH, mà chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, một số cơ sở đào tạo vẫn chưa hấp dẫn người học, phương pháp giảng dạy lạc hậu, thiếu thốn trang thiết bị. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân công tác hướng nghiệp ở trường THCS chưa hiệu quả, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, HS học nghề chỉ nhằm lấy điểm cộng vào trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Tại quận Tân Phú, từ năm 2003-2008 là giai đoạn thành công nhất của hướng nghiệp. Thời điểm này, mỗi năm có 800 em tham gia học nghề. Tuy nhiên đến nay, HS tham gia học nghề chững lại và giảm xuống, chỉ vài trăm HS/năm. Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho rằng không phải chương trình hướng nghiệp hiện nay nghèo nàn, đơn điệu mà thật ra rất phong phú nhưng có thực tế là chương trình các môn khác quá nặng, lấn át sang chương trình dạy nghề. Mặt khác, còn không đủ thời gian vì phân phối chương trình quá ít, chỉ 1 tiết/tuần.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện nay, công tác phân luồng đang còn bỏ qua nhiều đối tượng, chẳng hạn như những HS đang học lớp 10, 11, 12 nhưng học không nổi thì đi đâu; nên chăng có sự phối hợp giữa các trường để biết số lượng bỏ học mỗi năm bao nhiêu? Mặt khác, ở tầm cao hơn, từ phía sở nên kiến nghị với bộ tinh gọn lại kiến thức để HS vừa có thể học văn hóa vừa học nghề. Nếu chương trình văn hóa áp theo chuẩn phổ thông thì các em học không kham nổi vì rất nặng.

“Lấy đâu ra học sinh học nghề?”

Nhiều ý kiến tại hội nghị chỉ ra rằng mục tiêu lớn nhất của phân luồng là cân bằng tỉ lệ thầy và thợ hiện nay. Nhưng phải công tâm đánh giá rằng những biện pháp phân luồng thời gian qua đã thật sự hiệu quả chưa? Nếu chỉ vận động không thì rất khó, phải chăng cần quy định rõ mức điểm nào thì vào ĐH, mức điểm nào thì đi học nghề sau khi có quá trình đánh giá điểm ở bậc THCS và THPT.

Ông Nguyễn Minh Nhơn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh, đặt vấn đề ở mục tiêu thứ 4 của đề án là đầu tư từ 50 đến 100 tỉ đồng/trường/năm để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia đề án e rằng… không khả thi. Theo ông Nhơn, có trường nghề tại Bình Thạnh xin 3 tỉ đồng/năm mà còn rất chật vật. “Mục tiêu năm 2020 huy động 30% HS tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp thì cũng cần điều chỉnh bởi hằng năm, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập đã là 80% thì lấy đâu ra HS đi học nghề” - ông Nhơn nói.

Nhiều ý kiến tại các phòng GD-ĐT khác dẫn chứng số chỉ tiêu phân luồng hiện nay giao cho các quận, huyện còn khá du di trong khi nếu là chỉ tiêu thì phải sát sao, tỉ mỉ. Theo ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 10, trong hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10, sở mới chú trọng quy hoạch HS vào lớp 10 công lập, bằng chứng là hồ sơ chỉ cho điền 3 nguyện vọng nên khi rớt cả ba thì HS bơ vơ không biết đi đâu...

Cơ chế miễn giảm học phí còn rườm rà

Ông Phạm Văn Công, Phó trưởng Phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, cho biết đang kiến nghị các cơ sở dạy nghề phải có chỉ tiêu đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Theo ông Công, trong giải pháp của đề án cần bổ sung thêm vai trò các trường THCS bởi chỉ đưa về trường tư vấn thì mới sâu sát với HS nhất. Trước nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, cơ chế miễn giảm học phí cho HS học nghề còn rườm rà, phức tạp thì các trường cần tiếp tục đấu tranh, kiến nghị việc miễn giảm tập trung hết về nhà trường, không phân biệt trường công - tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo