xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không chịu làm... lãnh đạo

Đặng Trinh

Thiếu nhân sự phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là tình trạng chung ở nhiều quận, huyện tại TP HCM. Lý do là khi làm ở vị trí quản lý, nhiều nhà giáo bị cắt hết phụ cấp ưu đãi và trợ cấp thâm niên. Vì thế, nhiều người tìm mọi cách ở lại trường chứ không chịu làm lãnh đạo.

Trong một cuộc họp bàn về giải pháp chấn chỉnh các nhóm trẻ gia đình không phép, cán bộ phụ trách mầm non một phòng GD-ĐT cho hay mỗi khi đi cơ sở kiểm tra, bà phải nhờ người nhà đi cùng vì tổ mầm non của phòng chỉ có 2 người thì một người bận lo sổ sách, giấy tờ. Theo vị này, thiếu nhân sự quản lý không những khiến công việc quá tải mà những công tác liên quan đến chuyên môn cũng bị ảnh hưởng và một khi quản lý lỏng lẻo thì ắt hẳn kiểu gì cũng có chuyện không hay xảy ra.

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), cho hay theo thông tư liên tịch của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì mức phụ cấp ưu đãi là 35% (bậc mầm non, tiểu học), 30% (bậc THCS)... mức phụ cấp này được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung. Đối với nhiều nhà giáo, đây là nguồn thu nhập không nhỏ nhưng nếu về công tác tại phòng GD-ĐT thì chế độ này không còn nữa vì quy định chỉ áp dụng khi nhà giáo làm công việc liên quan trực tiếp đến học sinh.

Ngoài phụ cấp ưu đãi, trợ cấp thâm niên được xem là chính sách hỗ trợ kịp thời với nhà giáo. Thế nhưng, nhiều vướng mắc của quy định này cũng khiến nhiều nhà giáo tủi thân bởi bất cập lớn nhất là quy định đã không xem cán bộ quản lý các trường, chuyên viên phụ trách chuyên môn và cán bộ quản lý tại các phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT là nhà giáo dù có những người đã nhiều năm đứng trên bục giảng, không ít trong đó là những thầy cô giáo giỏi.

Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết theo cách tính này, một nhà giáo có 32 năm trong nghề, trong đó có 5 năm quản lý cấp phòng như bà, mất đi 32% lương, tương đương 1.568.000 đồng/tháng. Đáng nói hơn, do trợ cấp thâm niên được tính trả vào lương hằng tháng, được tính để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội nên nó cũng ảnh hưởng đến mức lương nghỉ hưu của các nhà giáo sau này.

Nhiều nhà giáo ưu tư ở giáo dục phổ thông, so với một giáo viên thì cán bộ quản lý đã thiệt thòi 30%- 35% phụ cấp ưu đãi. Giờ đây lại thiệt thòi trong chế độ trợ cấp thâm niên. Nếu không có điều chỉnh kịp thời thì những vị trí quản lý rất khó thu hút người giỏi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo