xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng “cấm thi vào lớp 6”

Giáo sư Văn Như Cương

Một trường nào đó có 2.000 hồ sơ mà chỉ có thể nhận 500 em thì làm thế nào để xét tuyển nếu không được thi tuyển? Một câu hỏi sát sườn, một bài toán mà hầu hết các hiệu trưởng “bó tay”

Gần đến ngày học sinh (HS) tiểu học được xét tuyển vào lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới thì một “khủng hoảng” bỗng xảy ra do một chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT): “Cấm thi vào lớp 6”!

Chỉ 1% học sinh phải thi vào lớp 6

Nền giáo dục Việt Nam đã phổ cập đến bậc THCS. Điều đó có nghĩa mọi HS đã học xong bậc tiểu học đều có quyền được tiếp tục học. Các em được xét tuyển theo tuyến; ai ở địa bàn nào, phường hay quận nào thì học tại các trường trên địa bàn đó, trừ một số trường hợp có thể nhận trái tuyến… Như vậy, nói chung 99% HS không phải thi vào lớp 6.

 

Nhiều trường ở Hà Nội đang loay hoay chưa biết tuyển sinh vào lớp 6 bằng cách nào                                 Ảnh: QUỲNH TRANG
Nhiều trường ở Hà Nội đang loay hoay chưa biết tuyển sinh vào lớp 6 bằng cách nào Ảnh: QUỲNH TRANG

 

Ngoài các lớp THCS như bình thường, chúng ta còn có một số trường lớp không mang tính phổ cập. Đó là những trường chuyên, trường có chất lượng dịch vụ giáo dục cao, trường tư thục… Các trường này được phép tuyển sinh không theo tuyến, vì thế có một số trường thu hút nhiều HS nộp đơn xin học. Trong trường hợp đó, như thường lệ, người ta thường tổ chức một kiểu kiểm tra, sát hạch hay khảo sát… để lựa chọn HS theo đúng tiêu chí của trường mình. Số lượng các trường như vậy không nhiều, ở Hà Nội chỉ có 6 trên tổng số hơn 620 trường, chưa đến 1%. Nếu tính trên toàn quốc thì không đến 1% HS phải thi vào lớp 6.

Đưa ra con số như vậy để thấy rằng chỉ thị “cấm thi vào lớp 6” của Bộ GD-ĐT xa rời thực tế đến mức độ nào! Bộ cho rằng chỉ thị “cấm thi vào lớp 6” là nhằm giảm tải áp lực học tập cho HS và nhất là chống dạy thêm, học thêm tràn lan… Cái cách chống dạy thêm, học thêm luôn luôn được sử dụng như là một phép mầu để đổi mới giáo dục. Nhưng sự thật đó là lối tư duy chưa đúng.

Càng triển khai càng bế tắc

Nói một cách nghiêm túc và chân thành thì chỉ thị “cấm thi vào lớp 6” của Bộ GD-ĐT là vội vàng, theo kiểu nước “đến chân mới nhảy”.

Điều đáng nói thêm là một chỉ thị “cấm” nhưng ngay cả người cầm bút ký vào nó cũng không biết nên làm thế nào nếu ông ta ở địa vị “bị cấm”. Mọi người đều biết rằng hiện nay, học bạ bậc tiểu học có 2 mức loại đánh giá “đạt” hoặc “không đạt”, mà đại đa số là “đạt”. Bởi vậy, nếu một trường nào đó có 2.000 hồ sơ mà chỉ có thể nhận vào học 500 em thì làm thế nào để xét tuyển nếu không được thi tuyển? Đó là một câu hỏi sát sườn, một bài toán mà hầu hết các hiệu trưởng “bó tay”. Người ta (báo chí, phụ huynh, thầy cô giáo…) có hỏi như thế thì bộ cũng không trả lời mà chỉ cho một định hướng chung chung: Mỗi trường tự lên phương án xét tuyển cho phù hợp, phải được Sở GD-ĐT và UBND TP thông qua. Quả bóng “cấm” cứ thế được bộ chuyền đi.

Thế là theo thông lệ, cứ phải chấp hành thôi. Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép 6 trường tự đề ra phương án tuyển sinh cho trường mình và các trường đã mất rất nhiều công sức để tìm ra lối thoát tối ưu. Thậm chí, họ còn in ra những mẫu câu hỏi IQ, EQ để HS khỏi bỡ ngỡ. Cuối cùng, trong một cuộc họp với Sở

GD-ĐT Hà Nội, có 3 trường đã được sở duyệt và sẽ chuẩn bị trình lên UBND TP Hà Nội. Các trường khác tiếp tục hoàn thiện dự án của mình.

Mọi việc có vẻ như là sẽ suôn sẻ. Thôi thì không tốt lắm nhưng cũng được thông qua. Nhưng thật không ngờ, đột nhiên có một chỉ thị hỏa tốc của UBND TP Hà Nội gửi xuống cho Sở GD-ĐT Hà Nội, trong đó nói rằng mọi cơ sở giáo dục của Hà Nội phải thực hiện đúng chỉ thị của Bộ GD-ĐT là chỉ được xét tuyển mà không được thi tuyển dưới mọi hình thức… Thế là bao nhiêu công sức đành đổ xuống sông xuống biển. Sở buồn, các hiệu trưởng quá lo lắng, còn phụ huynh HS thì rối bời.

Quả tình là cái chỉ thị hỏa tốc ấy thực sự rất khó hiểu, nó bất chấp mọi giải trình của cấp dưới, không nghe ý kiến của cộng đồng xã hội… Cuộc khủng khoảng mang tên “cấm thi vào lớp 6” vì thế cho đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt, mà ngược lại, mức độ khủng hoảng ngày càng tăng.

 

Bài học để đời!

Cuộc khủng hoảng này bao giờ kết thúc và kết thúc như thế nào, không ai có thể đoán được. Nhưng nó sẽ để lại những bài học nhớ đời.

Một là: Cần phải đổi mới giáo dục nhưng trong giáo dục, quy luật này luôn luôn đúng: Dục tốc bất đạt.

Hai là: Trước khi ban hành một chỉ thị cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sát thực tế, tham khảo ý kiến các chuyên gia... Phải chú ý đến tính khả thi của chỉ thị và sự đồng thuận của nhân dân.

Ba là: Khi triển khai chỉ thị, cần tính đến những trường hợp phải điều chỉnh, thay đổi để tốt hơn. Không bao giờ được xem chỉ thị là “hoàn toàn đúng”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo