xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến thức giới tính: Trò “vượt xa” thầy!

Theo Mai Minh (Dân trí)

Trong giờ học liên quan đến giới tính tại một trường phổ thông, cô giáo loay hoay chưa biết diễn tả thế nào cho học sinh hình dung về bộ phận sinh dục người, một nam sinh xung phong phát biểu và đưa điện thoại có sẵn hình ảnh “của quý” tự chụp cho cô giáo.

Và người ngượng ngùng lại chính là giáo viên. “Mình không biết phản ứng thế nào trước học sinh, lưỡi như cứng lại vài giây vậy. Sau đó phải gắng gượng cầm điện thoại của trò và đành coi đó như một thứ thiết bị hỗ trợ dạy học sinh động để bình tĩnh tiếp tục bài giảng” - cô giáo Lan, giáo viên dạy môn Sinh của trường THCS T. (Hà Nội) tâm sự về tình huống trớ trêu mà cô vừa phải trải qua.

Cô giáo Lan không phải là trường hợp “cá biệt”, nhiều thầy cô khác cũng từng rơi vào tình trạng “cứng lưỡi” như vậy vì môn giáo dục sức khoẻ sinh sản.

“Việc dạy môn học này cho học sinh, như dạy cho học sinh về cơ quan sinh dục của nam và nữ, do không có thiết bị dạy học nên thầy cô lúng túng không biết diễn tả thế nào, mà vẽ lên bảng lại càng không thể vì không phải giáo viên nào cũng biết… vẽ” - cô giáo Diễm Hương (ĐH Sư phạm TPHCM) nói.

Khổ cho giáo viên Địa lý!

Theo nhận xét của chính Bộ GD-ĐT, mặc dù nội dung về giáo dục sức khoẻ sinh sản (GDSKSS) và phòng chống HIV/AIDS được đưa vào chương trình giảng dạy từ lâu, nhưng nội dung còn dàn trải do lồng ghép trong nhiều môn học, nặng về kiến thức, chưa gắn với việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Một khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như kỹ năng về SKSS, phòng chống HIV/AIDS chính là tâm lý không coi trọng nội dung giáo dục của các em như những môn chính khoá.

Chẳng hạn như ở tiểu học, nội dung này được lồng ghép vào môn khoa học, lên cấp THCS, nội dung này có ở môn Sinh học lớp 8, cấp THPT thì đan xen cài vào môn Giáo dục công dân, môn Địa lý. Lên đại học có rải rác ở các môn: Kinh tế chính trị, Địa lý, Tâm lý... với tên gọi không phải là sức khoẻ sinh sản mà là dân số.

Cũng chính vì “chạy” tứ tung mà không có được cái tên riêng cho mình như vậy nên sức khoẻ sinh sản trở thành một môn học “lai”. Ví dụ, sức khoẻ sinh sản được giảng dạy ở môn Địa lý sẽ chú trọng vào vấn đề dân số và sự khác biệt về địa lý, môn Kinh tế chính trị nhấn mạnh vào việc di cư, nhập cư và những ảnh hưởng của nó đến dân số…

Không có một môn học riêng biệt, độc lập nên cũng không có sự toàn diện, hệ thống. Cùng đó, vì là lồng ghép nên cũng không có giáo viên chuyên về môn này. Giáo viên Kinh tế chính trị cũng phải dạy về sức khỏe sinh sản, giáo viên Địa lý cũng phải dạy về sức khoẻ sinh sản và khi gặp vấn đề phát sinh liên quan đến “món” này, họ đành phải dùng… kinh nghiệm bản thân để truyền đạt!

Ở bậc phổ thông còn đỡ, ở bậc ĐH, khi đối diện với những nam nữ sinh viên cao to lực lưỡng còn hơn cả thầy thì việc thiếu tài liệu hướng dẫn, thiết bị giáo dục thiếu và chưa đồng bộ, đa số giáo viên phải sử dụng phương pháp… truyền thống càng khiến cho các giáo viên, vốn đã không được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khoẻ sinh sản, không được tập huấn thường xuyên càng cảm thấy e ngại khi giảng dạy nội dung trên.

Thầy Trần Kim Việt (CĐ Sư phạm Quảng Trị) cho biết: Do chưa có quy chế bắt buộc về thời lượng nên giáo viên chỉ cho nội dung dạy sức khoẻ sinh sản vào giáo án trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Rất ít giáo viên chủ động đưa nội dung trên vào trong bài giảng trên lớp.

Học sinh “khôn” nhầm!

Cũng trong câu chuyện của cô giáo Lan thì trong nhiều bài học về sức khoẻ sinh sản, học sinh không thèm nghe vì các em đều cho rằng đó là những điều… lạc hậu quá! Nguy hiểm hơn, không ít em đã cho rằng sức khoẻ sinh sản chẳng qua chỉ là các bài học về… tình dục! Mà các bài học này thì chúng có kinh nghiệm lắm rồi vì trên mạng đăng tải tràn lan. Chỉ cần “gooogle” là ra một nắm địa chỉ truy cập để “nghiên cứu”, cô khản giọng dạy dỗ bọn em làm chi cho mệt!

Quả thật, sau khi công bố các kết quả kháo sát, Quỹ Dân số Thế giới cũng có đưa ra kết luận rằng hiện nay, thanh thiếu niên Việt Nam đang thiếu sự giáo dục cơ bản về sức khỏe sinh sản nhưng lại đang được tăng cường những trải nghiệm thực tế về tình dục.

Ngày 27/11 vừa qua, Bộ GD-ĐT ngậm ngùi công bố một loạt con số liên quan đến những trải nghiệm thực tế về tình dục này: Ở Việt Nam có khoảng 23,8 triệu vị thành niên và thanh niên, trong đó 7,6% có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi này rất cao, chiếm 20% trong tổng số khoảng 1,2 triệu ca nạo phá thai ở Việt Nam!

Tuy đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác truyền thông GDSKSS, phòng chống HIV/AIDS cho thế hệ trẻ, nhưng quan điểm chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đối với việc triển khai môn học này trong trường học vẫn tiếp tục là… tích hợp vào nội dung các môn học có liên quan như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn…

Giải thích về điều này, theo ông Lã Quý Đôn - Vụ phó Vụ Công tác HSSV, hiện nay do thiếu tài liệu, kinh nghiệm giảng dạy nên mới chỉ coi GDSKSS và phòng chống HIV/AIDS là một học phần của một môn. Tuy nhiên, chủ trương là dạy những gì học sinh cần nên mục tiêu lâu dài là đưa nội dung môn học này thành môn học tự chọn.

Như vậy, trong khi chờ đợi ngành giáo dục có đủ tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy thì các học sinh vẫn đành phải tiếp tục “khôn” nhầm!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo