xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm nghiên cứu "tử tế" quá khó

Lê Thoa

Dù thiếu thốn, các nhà khoa học trẻ Việt Nam vẫn có thể làm ra được những công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế nhưng môi trường nghiên cứu khoa học thiếu minh bạch đang làm nản lòng nhiều người

Những ngày qua, bài tâm sự của một nhà nghiên cứu khoa học trẻ trên mạng xã hội về việc bị kẻ xấu phá hoại thành quả nghiên cứu của anh và các cộng sự đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học. Nhiều người đồng quan điểm với chia sẻ của nhà nghiên cứu trẻ rằng thật khó để nghiên cứu "tử tế" ở Việt Nam!

Bỏ tiền túi lại còn bị chơi xấu

"Người làm khoa học cần sự yên tĩnh, bất đắc dĩ lắm tôi mới lên tiếng về việc này. Tôi không sợ gì hết vì tin vào lẽ phải. Hy vọng sự việc sẽ sớm được làm sáng tỏ để nhóm có thể tiếp tục theo đuổi ý tưởng nghiên cứu" - nhà nghiên cứu này chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động.

Sau khi chia sẻ trên trang cá nhân về việc hệ thiết bị thí nghiệm của nhóm bị kẻ gian đột nhập phá hoại bằng cách đổ nước lên hệ thống khi nó đang vận hành để đo một số mẫu của nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Hạt nhân TP HCM (hiện công an đang điều tra), nhà nghiên cứu này cho biết hiện nhóm anh chưa thống kê được là đã bỏ bao nhiêu (tiền túi) để ra được những ý tưởng hiện tại.

"Tuy nhiên, công sức và trí tuệ của anh em bỏ ra không đong đếm bằng tiền được. Xuất phát từ những kinh nghiệm và trải nghiệm nghiên cứu của toàn bộ anh em trong nhóm, thời gian thai nghén và thực hiện đến nay cũng được 15 năm" - anh khẳng định.

Làm nghiên cứu tử tế quá khó - Ảnh 1.

Nhiều nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học chưa được đầu tư đúng mức Ảnh: TẤN THẠNH

Khi được hỏi về chuyện có ý định bỏ hay chuyển phòng thí nghiệm, nhà nghiên cứu này cho hay đây là lab duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu về hạt nhân. "Hiện nhóm chỉ mong sự việc được làm sáng tỏ càng sớm càng tốt; mong bên công an điều tra bắt được thủ phạm và có hình thức xử lý thích đáng. Sau đó, nhóm sẽ tìm cách đề nghị cơ quan chủ quản hoặc tiếp tục tự bỏ tiền túi để sửa chữa lại hệ thống thiết bị" - anh cho biết.

Một chuyên gia cho biết các nhà khoa học trẻ hiện nay có nhiều đề xuất về việc nhà nước cần chú tâm đầu tư, phát triển nghiên cứu cơ bản để làm nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng. Vấn đề chơi xấu, ăn cắp chất xám vẫn tồn tại ở môi trường khoa học Việt Nam. "Nhiều người đã chấp nhận bỏ ngang nghiên cứu hoặc tìm cách kết thúc, trả lại phòng lab theo quy định khi gặp vấn đề" - chuyên gia này chia sẻ.

Ưu tiên đề tài sở, tỉnh hơn là nghiên cứu cơ bản

Môi trường nghiên cứu trong nước nhiều năm qua đã cản trở các nhà khoa học đi đến những thành quả cuối cùng, đặc biệt là kinh phí nghiên cứu.

PGS Trần Văn Hiếu, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử - môi trường Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, người được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS ở tuổi 35, từng cho biết qua nhiều năm dấn thân vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, điều ông trăn trở nhất hiện nay là nguồn hỗ trợ nghiên cứu.

Bên cạnh đó, khó khăn của các nhà khoa học trẻ về nước sau du học là không có máy móc, thiết bị, nếu không xin vào các nhóm nghiên cứu lớn thì sẽ không thực hiện được ý tưởng của mình trọn vẹn. Từ đó, họ khó lòng xin được kinh phí, dẫn tới vòng luẩn quẩn là không được đầu tư máy móc, thiết bị nghiên cứu.

PGS Trần Văn Hiếu cho biết ông ủng hộ mô hình thu hút các nhà khoa học của tỉnh Quảng Ngãi trước đây bằng cách cấp số tiền vài trăm triệu đồng cho nhà khoa học về tỉnh nghiên cứu. "Chính sách này có thể giúp các nhà khoa học thực hiện đề tài nhỏ, rồi tiến lên làm các đề tài lớn hơn. TP HCM cũng có thể áp dụng được mô hình này" - PGS Hiếu nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, GS-TS Nguyễn Kim Phi Phụng, giảng viên Bộ môn Hóa hữu cơ Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, tâm sự rằng người làm nghiên cứu ở Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Cụ thể, lương tiến sĩ mới từ nước ngoài về nhận nhiệm vụ ở trường ĐH chỉ tầm 5-6 triệu đồng, có vẻ như còn thua các em sinh viên tìm được việc làm ở công ty nước ngoài. Đã vậy, làm giảng viên ĐH ngoài giảng dạy còn phải nghiên cứu khoa học.

"Nghiên cứu khoa học thì cần kinh phí. Trong khi đó, các cấp thẩm quyển còn ngần ngại, đắn đo chưa muốn cấp kinh phí nghiên cứu khoa học cho các tiến sĩ trẻ mà lý lịch chỉ mới vài bài báo quốc tế vì e rằng các em sẽ khó hoàn thành đề tài đúng hạn" - GS Phụng chia sẻ.

"Hiện nhà nước vẫn đang ưu tiên kinh phí cho những đề tài ứng dụng của sở, tỉnh mà bỏ qua các nghiên cứu cơ bản. Bởi vì phần lớn các đề tài cấp sở, tỉnh đều yêu cầu giải quyết các khó khăn cụ thể của địa phương như nên trồng cây gì, nuôi con gì, chống sạt lở, xói mòn..." - GS Phụng nêu thực tế. 

Quy trình xét duyệt phức tạp

Lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho rằng quy trình xét duyệt đề tài cấp nhà nước hiện nay quá dài và phức tạp. Thời gian đề xuất đến khi triển khai kéo dài hàng năm hoặc hơn. Điều này giảm tính thời sự và hiệu quả của đề tài. Vì thế có chuyện một đề tài sau khi được đề xuất, do thời gian phê duyệt đến khi cấp kinh phí quá dài, đến khi triển khai thì nội dung nghiên cứu đã bị một nhóm nghiên cứu nước ngoài công bố trước, dẫn đến nhóm nghiên cứu của Việt Nam không hoàn thành nhiệm vụ.

Y.ANH

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo