xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấp khoảng hở trong đào tạo du lịch

Bài và ảnh: Mỹ Anh

Tọa đàm có chủ đề "Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn" vừa được tổ chức tại TP HCM.

Dưới góc độ của các nhà đào tạo, các đại biểu nhìn nhận về sự yếu kém trong kiến thức chuyên môn, thái độ và cả khả năng ngoại ngữ của sinh viên. Dù chương trình còn nặng lý thuyết, một số học viên khi đi dẫn đoàn vẫn sai lệch kiến thức về lịch sử, địa lý. Về năng lực ngoại ngữ của sinh viên, nhiều trường khi xét tuyển vẫn đặt ra yêu cầu về chuẩn tiếng Anh nhưng vẫn phải hạ xuống để đủ chỉ tiêu.

Qua thống kê, du lịch hiện là 1 trong 9 nhóm ngành dịch vụ của thành phố được xác định là trọng điểm, do đó điều các trường học cần hướng tới là quốc tế chứ không chỉ trong khu vực. Nhưng chính sự yếu kém về ngoại ngữ làm cho sinh viên chưa thể dẫn đoàn có khách ngoại quốc chứ chưa nói đến đoàn quốc tế. Bên cạnh đó, kỹ năng xử lý tình huống thực tế lại gần như không có.

Ông Đặng Minh Sự, Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, đánh giá: "Các em không được trang bị đầy đủ về cả kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội. Việc gặp một khách hàng khó tính, say xỉn..., do trường học không dạy nên các em không biết xử lý tình huống này ra sao. Đó là lý do phải liên kết trực tiếp với doanh nghiệp, với thực tế, để chính thực tế dạy các em".

Lấp khoảng hở trong đào tạo du lịch - Ảnh 1.

Đại diện doanh nghiệp, bà Tống Thị Nhị Hà chia sẻ quan điểm tại tọa đàm

Theo ông Nguyễn Xuân Toán - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Thủ Đức, theo quy định, thời gian thực tập của sinh viên các ngành là không quá 6 tuần. Trong khi đó, phía nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa ra những hỗ trợ rất tốt như lương, chỗ ở, việc làm sau thực tập nhưng với điều kiện tiếp nhận sinh viên thực tập tối thiểu phải từ 3 tháng đến tối đa 6 tháng.

Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề quốc tế Kent - ông Ngô Tuấn Anh - đề nghị: "Việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp cần thực chất hơn. Các doanh nghiệp phải đến trường để cùng khảo sát, phân tích và thiết kế chương trình đào tạo hợp lý".

Các doanh nghiệp cũng thừa nhận sự "lệch pha" giữa nhà đào tạo và nhà tuyển dụng khiến sự gắn kết với nhau trở nên lỏng lẻo. Bà Tống Thị Nhị Hà, Giám đốc nhân sự khách sạn New World, cho rằng: "Giữa doanh nghiệp và nhà trường vẫn còn một khoảng hở. Nghĩa là khi thiết lập chương trình đào tạo, dường như chúng ta cứ theo chương trình đào tạo đó. Đặc biệt các trường ĐH, CĐ có những bộ môn bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cung cấp kiến thức sâu, trong khi thực tế cần tập trung vào kiến thức nền và kỹ năng để sinh viên có thể bắt nhịp khi đi làm".

Theo đại diện các doanh nghiệp, nhà trường cần trau dồi thêm cho sinh viên về kỹ năng, thái độ làm việc, ngoại ngữ... Đây là những yếu tố quyết định đến việc thích nghi với thực tế. Nhà trường có thể gửi sinh viên đến môi trường thực tế để nắm bắt được điều mà mình cần đào tạo. Thực chất hóa điều gắn kết này, nhà trường và doanh nghiệp có thể cùng phân tích, nghiên cứu để đưa ra chương trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu thực tế. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo