xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghèo nhưng nhất quyết không hèn!

Hoàng Thị Thu Hiền

Trong việc học hành, hầu như người nào, nhà nào cũng đều có liên quan. Chính vì vậy mà ngành giáo dục luôn nằm trong tầm ngắm của toàn xã hội và “nhất cử nhất động” đều được dư luận chú ý, tham gia ý kiến. Trong đó, học thêm đang là vấn đề được rất nhiều phụ huynh và dư luận quan tâm.

Với thực tế hiện nay, chấm dứt dạy thêm có được không? Không thể được! Chương trình học ở ta quá nặng. Học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài trong năm đầu tiên có thể lấy được hơn các bạn cùng lớp đến chục chứng chỉ. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu là những kiến thức đó đã được học ở chương trình phổ thông tại Việt Nam. Trong khi đó, một sự thực phi lý khác lại tồn tại: Học sinh THPT chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể đậu ĐH. Cho nên, dạy thêm, học thêm vẫn là chuyện dài nhiều tập xem ra khó có hồi kết.

Dạy thêm, học thêm là sản phẩm của xã hội, của một thời. Nó sẽ tự hết khi xã hội có những thay đổi, nhất là nền giáo dục. Thời kháng chiến và những năm 1970, 1980, có ai đi học thêm? Cũng như tem phiếu và sự khan hiếm các mặt hàng thời bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường thì lập tức biến mất. Khi người học tự tin không cần đi học thêm, chỉ cần học ở lớp vẫn đủ sức vượt qua kỳ thi thì chẳng ai dại gì phải tốn công sức, thời gian, tiền bạc để đi học thêm.

Hãy đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thi cử và sách giáo khoa. Nếu cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của học sinh vừa học vừa vui chơi giải trí thì lúc đó, giáo viên có muốn dạy thêm cũng chẳng ai đi học, phụ huynh cũng không dại gì đem con đến nhà thầy cô. Điều cốt lõi nằm ở chỗ đó.

Bởi vậy, rất mong người quản lý có tầm, có tâm thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông và xử lý đúng mực với việc dạy thêm, học thêm. Đừng buông quá nhưng cũng đừng siết quá, gây ra những nghịch cảnh đối lập. Cùng một hiện tượng mà có những cách xử lý trái ngược nhau làm đau lòng người, dẫn đến sự bất bình trong xã hội. Cũng rất mong trong đội ngũ thầy cô giáo, những ai đang bắt học trò phải đi học thêm để mình “được dạy thêm”, hãy dừng lại. Hãy để việc học thêm là hoàn toàn tự nguyện và giáo viên chỉ dạy thêm khi thấy thật sự cần thiết cho học sinh.

Nhà giáo có thể nghèo nhưng nhất quyết không hèn. Người thầy phải tự trọng mới dạy được học trò có lòng tự trọng. Hãy để học sinh yêu mến và kính trọng người thầy và làm sao để hình ảnh người thầy luôn neo giữ trong tâm hồn các em!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo