xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều thí sinh điểm khủng “ém” hồ sơ

HUY LÂN - YẾN ANH

Hiện nhiều thí sinh điểm cao vẫn “ém” hồ sơ nghe ngóng, chờ ngày cuối mới quyết định nộp nên rủi ro cho các thí sinh có mức điểm thấp là rất lớn

Tính đến 14 giờ 51 phút ngày 11-8, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM đã nhận được trên 3.000 hồ sơ xét tuyển trong khi chỉ tiêu của trường chỉ 2.550. ThS Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết từ thực tế nhận hồ sơ 11 ngày qua, trường khuyên những thí sinh dưới 19 điểm nên rút hồ sơ càng sớm càng tốt, tránh tình trạng quá tải vào những ngày cuối, khó cho trường lẫn thí sinh.

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, lượng hồ sơ xét tuyển tính đến chiều 11-8 là 7.500. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng nhà trường, ước tính hằng ngày có 300 hồ sơ nộp vào nhưng cũng có 300 hồ sơ rút ra, có cả thí sinh điểm cao nên mức điểm có sự trồi sụt. Hiện chưa thể đưa ra ngưỡng điểm nào là an toàn cho thí sinh. Năm 2015, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM quy định điểm xét tuyển vào trường là 17 và 18 tùy ngành.

Tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM, lượng hồ sơ xét tuyển của thí sinh tính đến chiều 11-8 là 5.850 trong khi chỉ tiêu là 4.400; mỗi ngày có trên 100 thí sinh rút hồ sơ. TS Trần Thế Hoàng, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo - Công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho hay đối với những thí sinh có điểm từ 18 đến 20 chưa rút hồ sơ, trường lập danh sách để nhắn tin qua điện thoại cho các em đến rút vì điểm này hoàn toàn không có khả năng trúng tuyển.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP HCM, lượng thí sinh xét tuyển vào các ngành hầu hết đã bằng và vượt chỉ tiêu, chỉ còn vài ngành có lượng hồ sơ chưa đủ.

Tại các trường ĐH phía Bắc những ngày qua, lượng thí sinh đạt điểm cao nộp hồ sơ ngày càng nhiều, đặc biệt là tốp trên. Danh sách hồ sơ xét tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Hà Nội cho thấy lượng thí sinh “điểm khủng” những ngày gần đây liên tục xuất hiện, khiến danh sách xáo trộn đáng kể. Theo đó, điểm thấp nhất trong tốp 100 của ngành vào ngày 8-8 là 28,75, đến sáng 11-8 đã vọt lên 29. Với mức điểm này, thí sinh có điểm từ 27 trở lên khó có khả năng đậu vì tỉ lệ thí sinh có điểm từ 28 đến 32,25 trở lên (kể cả điểm ưu tiên) là rất lớn, đã xấp xỉ với 500 chỉ tiêu của ngành này. Theo lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội, dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm trước, ngành bác sĩ đa khoa điểm trúng tuyển cao hơn 27. Tương tự, hiện lượng hồ sơ vào Trường ĐH Dược Hà Nội đã vượt chỉ tiêu 125 hồ sơ. Thí sinh xét tuyển nguyện vọng 1 có điểm thấp nhất trong ngưỡng chỉ tiêu là 24,75 điểm.

Theo danh sách hồ sơ xét tuyển đợt 3 Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố, riêng ngành kinh tế của trường này (cơ sở phía Bắc) đã có 1.267 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, trong khi chỉ tiêu của ngành chỉ 850. Đối chiếu lượng chỉ tiêu này với danh sách hồ sơ nộp vào trường, thí sinh có điểm thấp nhất nằm trong ngưỡng chỉ tiêu là 26,5 điểm.

Ngành toán học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có lượng thí sinh điểm cao nộp vào tăng nhanh trong những ngày gần đây. Theo chỉ tiêu, ngành này tuyển 140 thí sinh, đến ngày 8-8, thí sinh xếp thứ 140 là 21 điểm nhưng đến sáng 11-8 đã là 25 điểm. Như vậy, nhiều thí sinh an toàn trước đó đã bị “tụt hạng” thê thảm, dù điểm cao cũng đành rút hồ sơ vì rõ ràng không còn cơ hội cho mình ở nguyện vọng 1.

Theo đánh giá của một chuyên gia, hiện nhiều thí sinh vẫn “ém” hồ sơ nghe ngóng chờ ngày cuối mới quyết định nộp nên rủi ro cho các thí sinh có mức điểm thấp là rất lớn. Như vậy, “trào lưu” đông đảo thí sinh rút hồ sơ và thay đổi nguyện vọng vào những ngày cuối có thể xảy ra. Điều này sẽ gây khó cho nhiều thí sinh, nhất là thí sinh các tỉnh vì việc rút - nộp hồ sơ là không dễ.

 

Thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại địa phương

Chiều 11-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản gửi các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT yêu cầu hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào trường ĐH, CĐ.

Theo đó, thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác thì trực tiếp rút hồ sơ tại trường hoặc có thể tới sở GD-ĐT địa phương hoặc các trường THPT do sở quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Các Sở GD-ĐT đến hết ngày 20-8, tổ chức thu nhận hồ sơ thay đổi nguyện vọng ĐKXT của thí sinh; cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh các thông tin thay đổi nguyện vọng của thí sinh; đồng thời gửi về bộ danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ... Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh các trường ĐH, CĐ khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này.

Y.Anh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo