xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nở rộ cơ sở bán trú tự phát

Đặng Trinh

Tốc độ tăng dân số nhanh, trường lớp xây không kịp khiến nhiều quận, huyện tại TP HCM đau đầu giải quyết bài toán bán trú cho học sinh tiểu học, THCS

Ông Đặng Đức Hoàng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận 11, cho biết dù rất cố gắng nhưng năm học 2015-2016, tỉ lệ bán trú bậc THCS mới chỉ đạt 40%, tăng 3% so với năm học cũ. Ở bậc tiểu học là 70%, tăng 5% so với năm học cũ. Tỉ lệ này cũng thấp dần đều ở nhiều quận, huyện khác.

Quá áp lực

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, chỉ tiêu cho năm học 2015-2016 là toàn TP có 80% học sinh tiểu học và 35% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày. Đến năm 2020, tỉ lệ này sẽ đạt 100% với tiểu học và 65% với THCS. Nhưng hiện nay, do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh trong khi nhiều dự án trường, lớp còn chậm tiến độ nên mục tiêu này rất khó đạt.

Bố trí chỗ học bán trú trên địa bàn quận Tân Bình còn rất khó khăn do tốc độ tăng dân số. Trong ảnh: Chỗ nghỉ trưa học sinh bán trú Trường Tiểu học Ngọc Hồi (quận Tân Bình) Ảnh: Tấn Thạnh
Bố trí chỗ học bán trú trên địa bàn quận Tân Bình còn rất khó khăn do tốc độ tăng dân số. Trong ảnh: Chỗ nghỉ trưa học sinh bán trú Trường Tiểu học Ngọc Hồi (quận Tân Bình) Ảnh: Tấn Thạnh

Không riêng gì quận 11, tại nhiều quận, huyện khác cũng thường xuyên gặp áp lực về dân nhập cư. Các quận như Tân Phú, Tân Bình, 7, Gò Vấp..., tỉ lệ học sinh học bán trú rất thấp, nhất là quận Tân Phú. Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho biết tỉ lệ học bán trú và 2 buổi/ngày ở bậc mầm non là 100% nhưng bậc tiểu học chỉ có 23% và THCS là 10,3%. Theo ông Khiêm, học sinh cấp học mầm non, tiểu học và THCS tăng, sĩ số học sinh/lớp tại quận vẫn còn cao so với quy định.

Tỉ lệ này tại quận Tân Bình là 64% ở bậc tiểu học nhưng bậc THCS chỉ có khoảng hơn 20%; quận Gò Vấp là 60% bậc tiểu học và hơn 50% bậc THCS.

Theo ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 10, địa phương này có 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày nhưng tỉ lệ này ở bậc THCS chỉ có khoảng 30%, do cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ. Nếu để đạt tỉ lệ 100% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày và bán trú, quận 10 phải có thêm 24 trường cấp II mới đáp ứng đủ. Quận đang xây dựng Trường THCS Kỳ Hòa nhưng cũng chỉ giải quyết được khoảng 40% nhu cầu học sinh THCS học bán trú.

Khó quản lớp bán trú “vệ tinh”

Do các trường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu học 2 buổi/ngày và nhu cầu bán trú, tại nhiều quận, huyện đang nở rộ các lớp bán trú “vệ tinh” do dân tự lập ra để đáp ứng nhu cầu phụ huynh muốn gửi con cả ngày. Phụ huynh có nhu cầu có thể gửi con ở lại buổi trưa, buổi chiều với các lớp học cũng tương tự như chương trình 2 buổi/ngày tại các trường công lập. Tuy nhiên, hoạt động của các nhóm này lại gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT, dù san sẻ bớt gánh nặng với trường công, phụ huynh có chỗ gửi con buổi trưa, buổi chiều nhưng những lớp bán trú tự phát này rất khó để đánh giá chính xác về chất lượng dạy, học. Hiện nay, các lớp bán trú “vệ tinh” mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu tiện lợi là giữ trẻ thời vụ.

Ông Trần Trọng Khiêm cho biết các lớp bán trú này xuất phát từ nhu cầu của người dân, cũng là cách tạo điều kiện để học sinh được học 2 buổi/ngày theo chủ trương của Bộ GD-ĐT là tất cả học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Tại quận Tân Phú, việc có các lớp bán trú “vệ tinh” đã làm tăng tỉ lệ học 2 buổi/ngày cho học sinh trong quận. Thế nhưng, do phát sinh thì ngành giáo dục quận phải quản lý chứ chúng tôi không khuyến khích. Còn về chủ trương, ngành giáo dục vẫn cố gắng bằng mọi cách tăng tỉ lệ học buổi 2 cho học sinh tại trường công.

Theo ông Khiêm, qua các lần đi kiểm tra lớp bán trú “vệ tinh”, phòng cũng chỉ yêu cầu chủ cơ sở nếu nhận học sinh giảng dạy thì buộc phải thực hiện chương trình buổi hai, đồng thời quản lý việc ăn, ngủ cho học sinh sao cho thật tốt. Qua những lần kiểm tra như vậy thì chủ cơ sở thực hiện chương trình tương đối bảo đảm, nhiều nơi vì muốn thu hút và giữ học sinh nên đưa thêm những nét riêng vào giảng dạy như bồi dưỡng tiếng Anh, các chương trình năng khiếu. Thức ăn cũng tốt hơn các suất ăn công lập do mức phí là thỏa thuận giữa chủ cơ sở và phụ huynh.

Tuy nhiên, hiện nay, khó khăn trong việc quản lý các nhóm này là nằm ở tên gọi. Vì tên gọi hiện nay là trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ nên thuộc thẩm quyền quản lý của sở GD-ĐT. Còn nếu là các trường ngoài công lập thì phòng GD-ĐT mới quản lý trực tiếp. “Chính điều này dẫn đến việc khi có phản ánh gì từ người dân về các cơ sở, chúng tôi chỉ có thể theo dõi thường xuyên, nhắc nhở họ chứ xử phạt, răn đe thì không được. Hoặc mỗi khi muốn kiểm tra thì phải có giấy giới thiệu, nói rõ nội dung mới vào được cơ sở chứ không thể kiểm tra đột xuất” - ông Khiêm nói.

 

Cần giám sát thường xuyên

Trong buổi làm việc tại quận 10 mới đây, Ban Văn hóa Xã hội - HĐND TP HCM cho biết sắp tới sẽ làm việc với Sở GD-ĐT TP để bàn giải pháp cụ thể về mô hình bán trú “vệ tinh”. Song song đó, các quận, huyện cần rà soát, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đủ điều kiện mở lớp, đồng thời thường xuyên giám sát, nắm tình hình và hướng dẫn chuyên môn để bảo đảm an toàn mọi mặt cho học sinh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo