xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phía sau hai từ "cố gắng"

Khánh Thu

"Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, "cố gắng" là từ khiến cho học sinh tự tử nhiều nhất bởi vì áp lực rất cao. Ba mẹ cứ nói "Cố gắng đi con!" mà không hiểu con, điều này sẽ dẫn đến một vài hậu quả rất đáng tiếc".

"Thế hệ trẻ hiện nay thiếu kinh nghiệm, kiến thức, bản lĩnh và kỹ năng. Điều này là do cha mẹ đôi khi quá bao bọc con, không để con tự lập. Đến khi con gặp phải vấn đề nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của con" - TS tâm lý Đào Lê Hòa An thông tin và phân tích trong tọa đàm "Đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì" tổ chức tại TP HCM hôm 24-4.

Phía sau hai từ cố gắng - Ảnh 1.

TS tâm lý Đào Lê Hòa An và chuyên gia Khuất Khải Hoàn trao đổi tại tọa đàm

TS An nêu trường hợp cụ thể như sau: Một học sinh nam lớp 6 từng khóc và tâm sự rằng chính em nghe lỏm được chị gái của mình (đang học lớp 9) nói với bạn thân về ý định tự tử. Lý do là hai chị em không sống chung với ba mẹ mà ở với người giúp việc tại TP HCM; ba mẹ ở dưới quê gọi lên chỉ toàn la mắng hai chị em, tại sao lại có điểm số thấp, tại sao không chịu cố gắng.

"Hiện nay, các con đang gặp rất nhiều vấn đề. Một tuần vừa qua, tôi có 3 ngày liên tục đến với các học sinh ở một trường quốc tế rất nổi tiếng tại TP HCM để thực hiện khảo sát "Con có gặp vấn đề gì về tâm lý hay không và cần được hỗ trợ hay không?" hay nói cách khác là "Con có mong muốn nói điều gì với ba mẹ hay không?" thì kết quả khảo sát 25 học sinh lớp 6 cho thấy có 3 em nhiều lần nghĩ đến câu chuyện tự tử" - TS An nói.

Chị Khuất Khải Hoàn, một chuyên gia về giáo dục, nêu quan điểm thời của mình và thời của con mình bây giờ rất khác. Nhiều người quan niệm: những việc ngày xưa mình không làm được, ngày nay con mình có điều kiện tại sao lại không làm; thế là cha mẹ ép con học những môn mà con không thích và không có năng khiếu. Điều này càng làm cho con bị áp lực hơn.

Theo chuyên gia này, điều quan trọng đối với một đứa trẻ là sự cân bằng. Phụ huynh phải xem xét điểm mạnh của con là gì, phát triển điểm mạnh đó bằng cách nào và phải biết khuyên con như thế nào. Cha mẹ không nên so sánh con cái với bản thân mình hay các bạn khác của con, buộc con phải "cố gắng" - vô tình tạo áp lực nặng nề lên đời sống tinh thần của con trẻ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo