xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sai phạm đào tạo tiến sĩ không chấp nhận được!

YẾN ANH

GS-TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, thừa nhận như vậy trước kết quả thanh tra về đào tạo tiến sĩ ở học viện

Trao đổi với báo chí ngày 1-9, GS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện KHXH, thừa nhận các nội dung trong kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về việc phân công người hướng dẫn cùng lúc hướng dẫn quá nhiều học viên, nghiên cứu sinh (NCS); chương trình đào tạo còn thiếu; tuyển sinh đầu vào thạc sĩ, tiến sĩ (TS) đối với những người không đúng chuyên ngành đào tạo cũng như những thiếu sót về thủ tục hành chính… là có thật.

Phát hiện có vấn đề thì sẽ thu bằng

GS Đức nhấn mạnh việc 1 người cùng lúc hướng dẫn 44 học viên cao học là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, GS Đức cũng cho rằng đây là những sai sót trong giai đoạn trước tháng 9-2016.

Trong năm 2016, Học viện KHXH đã tổ chức giải trình, kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra các thiếu sót, sai phạm trước khi có kết luận thanh tra.

Sau khi thay lãnh đạo (GS Đức được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện KHXH thay thế giám đốc cũ - PV), việc đào tạo TS ở học viện đã được chấn chỉnh. Học viện đã bổ nhiệm một số trưởng khoa mới, thay đổi nhân sự phòng quản lý đào tạo, thuyên chuyển công tác các trợ lý đào tạo của các khoa để xảy ra sai phạm. Chương trình đào tạo đã được bổ sung, chấm dứt tình trạng người hướng dẫn vượt số lượng cho phép.

Sai phạm đào tạo tiến sĩ không chấp nhận được! - Ảnh 1.

Một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ nhân học tại Học viện Khoa học Xã hội Ảnh: MAI HOA

Những trường hợp đã phân công vượt số lượng trong giai đoạn trước không được phân công hướng dẫn thêm. Bên cạnh đó, người tham gia hội đồng đại đa số phải đúng chuyên ngành, trừ trường hợp cần thiết như đề tài mang tính liên ngành thì phải mời thêm chuyên gia ngoài ngành.

Về phía học viên, dù thông qua luận văn, luận án đã được bảo vệ thành công nhưng nếu phát hiện có vấn đề thì học viện sẽ quyết định thu bằng. "Đối với những người vẫn đang trong quá trình học, chưa bảo vệ thì như chúng tôi đã giải trình với Thanh tra Bộ GD-ĐT, học viện sẽ yêu cầu các học viên, NCS này học đầy đủ các học phần còn thiếu" - GS Đức nhấn mạnh.

Nói thêm về việc người hướng dẫn không đúng chuyên ngành ở học viện như TS kinh tế lại hướng dẫn NCS về quản lý giáo dục hay GS dân tộc học lại hướng dẫn NCS chuyên ngành nhân học, ông Đức cho rằng đánh giá này không toàn diện. Đơn cử, PGS-TS Lê Phước Minh là TS kinh tế nhưng đồng thời cũng là Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục. Như vậy có thể coi TS Minh là một nhà hoạt động thực tiễn, có hiểu biết và nghiên cứu về khoa học giáo dục. Vì thế, TS Minh hướng dẫn một NCS ngành quản lý giáo dục cũng không sai. Trường hợp TS nhân học hướng dẫn NCS ngành dân tộc học cũng không sai vì dân tộc học và nhân học đều là một, dù về hình thức câu chữ là khác nhau.

Báo cáo thanh tra bộ trước 30-9

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, khẳng định Học viện KHXH sẽ phải báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra này về Thanh tra Bộ GD-ĐT trước ngày 30-9. Đồng thời, học viện phải khắc phục hậu quả, chấn chỉnh công tác đào tạo theo đúng kết luận của thanh tra bộ.

Theo bà Phụng, trong lĩnh vực giáo dục ĐH, số lượng giảng viên có trình độ TS ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giáo viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 43.065, chiếm 59,16%.

Hiện nay, cả nước có 37 viện nghiên cứu được giao đào tạo thạc sĩ, với quy mô khoảng 1.500 NCS. Trung bình, quy mô của mỗi viện khoảng 40 NCS và đang có xu hướng giảm. Như vậy, vấn đề cần đặt ra là bảo đảm chất lượng chứ không phải giảm số lượng trong điều kiện dư thừa.

Để nâng cao chất lượng đào tạo TS, bên cạnh việc ban hành quy chế đào tạo TS mới, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành Thông tư 09 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Trong đó, nâng cao quy định về đội ngũ giảng viên, kiểm định chất lượng, cần phối hợp các cơ quan sử dụng lao động để bảo đảm chất lượng đầu ra. 

Dùng phần mềm chống tiến sĩ "giấy"

Bộ GD-ĐT đã quy định các cơ sở đào tạo TS ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chống sao chép để rà soát nội dung các luận án TS nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho đánh giá của hội đồng. Mỗi năm, bộ đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể các cơ sở giáo dục ĐH và xử lý nghiêm các sai phạm trong đào tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo