xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết đầu vào mới có tiến sĩ đích thực

YẾN ANH

Đào tạo tiến sĩ như chuyện đùa ở Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội) khiến xã hội hết sức lo lắng về chất lượng tiến sĩ "ra lò"

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga thừa nhận thời gian qua, một số đơn vị đào tạo tiến sĩ (TS) đã thực hiện chưa nghiêm, dẫn đến chất lượng đào tạo TS bị ảnh hưởng.

Buông lỏng kiểm soát chất lượng

Theo đánh giá của ông Ga, việc đào tạo TS ở khối kỹ thuật thực chất hơn vì đòi hỏi phải có các yêu cầu về nghiên cứu, thí nghiệm. Trong khi đó, khối khoa học xã hội (KHXH) có phần dễ dãi, lỏng lẻo.

TS Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, cũng cho rằng một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát chất lượng đào tạo TS, làm ảnh hưởng đến chất lượng.

TS Khải khẳng định đã là TS thì nhất định phải có nghiên cứu cá nhân. "Lĩnh vực KHXH khó hơn khoa học tự nhiên nhưng tôi cho rằng nghiên cứu sinh (NCS) vẫn phải có những nghiên cứu riêng, những luận cứ mới. Tôi làm NCS ở Nhật Bản, nếu tôi không có những kết quả thí nghiệm do chính bản thân mình làm ra thì tôi sẽ không được công bố" - TS Khải cho biết.

Siết đầu vào mới có tiến sĩ đích thực - Ảnh 1.

Đào tạo tiến sĩ phải bảo đảm chất lượng, tính khoa học, sự trung thực… (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Tấn Thạnh

Cũng theo chuyên gia này, chấn chỉnh đào tạo TS không còn cách nào khác là phải đưa ra được những tiêu chí mang tính định lượng, từ đầu vào của NCS, về thời gian và kinh phí đào tạo, tiêu chuẩn với người hướng dẫn, với hội đồng. Và quan trọng hơn, sau khi đã đưa ra được quy chế đào tạo TS rồi thì phải tăng cường khâu kiểm tra, giám sát thực hiện để làm tăng uy tín đào tạo TS. Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý nghiêm. Ông Khải nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng đào tạo là cách để bảo đảm uy tín của các đơn vị đào tạo TS, không để xã hội nhìn người làm nghiêm túc hay không nghiêm túc đều như nhau, đặc biệt là không để những người đi học TS chỉ vì mục đích đề bạt, nâng lương chứ không phải vì mục đích nghiên cứu, cống hiến cho khoa học.

Theo ông Ga, chính từ thực tế này mà Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế đào tạo TS sửa đổi theo hướng siết chặt các điều kiện đào tạo, kể cả đối với NCS lẫn người hướng dẫn. "Mục tiêu là tăng cường bảo đảm chất lượng, không chạy theo số lượng. Tôi khẳng định sắp tới đào tạo TS sẽ bảo đảm chất lượng, sẽ không có nhiều người đáp ứng được yêu cầu đầu vào TS và không phải ai cũng trở thành người hướng dẫn NCS được" - Thứ trưởng khẳng định.

Cần các cơ quan vào cuộc

Ông Ga cũng cho rằng chỉ cần thực hiện đúng quy chế đào tạo TS mà Bộ GD-ĐT mới ban hành thì sẽ bảo đảm chất lượng vì đầu vào là rất cao. Đơn cử, yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ của các ứng viên đào tạo TS phải là có các chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức quốc tế, các trường chuyên ngữ cấp chứ không phải là chứng chỉ ABC như trước đây. "Chúng tôi đã rất cố gắng để đưa ra một bộ tiêu chuẩn định lượng cụ thể, không còn chung chung như trước nữa" - ông Ga nói và cho biết thêm quy chế đào tạo TS mới ban hành yêu cầu các trường phải tự chịu trách nhiệm trong kê khai điều kiện đào tạo, xác định chỉ tiêu, thực hiện nghiêm việc đào tạo, nếu có sai phạm thì phải chịu chế tài xử lý cụ thể; đồng thời, đưa ra các chế tài xử phạt cụ thể đến từng thành viên hội đồng cũng như hội đồng bảo vệ.

"Tôi khẳng định tiêu chuẩn đầu vào TS giờ đây là rất cao, thậm chí nhiều trường lo không tuyển đủ chỉ tiêu vì không nhiều người đáp ứng được. Nhưng để bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo TS, chúng ta chấp nhận điều đó, không chạy theo số lượng" - thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

GS Nguyễn Lân Dũng, người cả đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cũng chia sẻ quy chế đào tạo TS mà Bộ GD-ĐT mới ban hành đưa ra những tiêu chí rất khó, không có nhiều người đáp ứng được.

Theo ông Dũng, chỉ cần thực hiện đúng tiêu chuẩn đó thì chắc chắn chất lượng đào tạo TS sẽ được nâng lên. Vấn đề là đã có tiêu chuẩn đào tạo TS, vậy những nơi nào không thực hiện đúng tiêu chuẩn thì Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Thủ tướng Chính phủ là chủ tịch hội đồng) phải có ý kiến.

"Ví dụ như vấn đề đào tạo TS của Học viện KHXH, khi công luận phản ánh thì Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực phải có ý kiến, phải cho thanh tra, vì mỗi mình Bộ GD-ĐT không giải quyết được. Bộ GD-ĐT thanh tra rồi nhưng phải có cơ quan ở trên vào cuộc, xã hội luôn phải có sự thanh tra, kiểm tra lẫn nhau. Chúng ta không thể đủ lực lượng để thanh tra toàn bộ các đơn vị đào tạo TS nhưng khi có vấn đề thì phải kiểm tra làm rõ" - GS Dũng nêu quan điểm.

Một GS không nên hướng dẫn nhiều NCS

TS Nghiêm Vũ Khải cho rằng một GS thì không nên hướng dẫn quá nhiều NCS, mà trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay nên tận dụng công nghệ để hướng dẫn NCS. Một GS ở TP HCM có thể hướng dẫn NCS ở Hà Nội, GS ở nước ngoài có thể hướng dẫn NCS ở Việt Nam..., đó là điều mà chúng ta hoàn toàn làm được nếu ứng dụng công nghệ thông tin . Mục tiêu là làm sao để đào tạo TS phải có chất lượng, bảo đảm tính khoa học, trung thực, mới... và là cống hiến của NCS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo