xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thí điểm... 4.000 tỉ đồng!

THÙY VINH

Tại hội thảo lần đầu tiên về đề án “Thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3” do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM tổ chức hôm 18-7, các đại biểu chủ yếu nghe Tập đoàn I. (đơn vị triển khai các phần mềm của sách giáo khoa điện tử) thuyết trình về thiết bị dự kiến sẽ thay thế sách giáo khoa hiện tại.

Tại hội thảo đó, rất nhiều ý kiến băn khoăn, liệu sách giáo khoa điện tử có thay thế được sách giáo khoa truyền thống, thị lực của trò bị ảnh hưởng thế nào, tiền đâu để mua thiết bị, làm sao để không rơi vào tình trạng độc quyền sách giáo khoa điện tử... ? Trong khi đó, khi đơn vị tổ chức hội thảo không nói rõ về đề án.

Đúng một tháng sau, hôm 18-8, hội thảo lần thứ 2 được tổ chức với chủ đề “Sách giáo khoa điện tửmáy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3”. Lần này, Sở GD-ĐT TP công khai số tiền của đề án khiến nhiều người giật mình: 4.000 tỉ đồng! Đề án sẽ thí điểm trong năm học 2014-2015 với 60% số lượng giáo viên và học sinh. Theo đó, TP HCM sẽ trang bị trên 337.500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh từ lớp 1, 2, 3; trong số này chỉ 5.334 chiếc được cấp cho học sinh thuộc diện đối tượng chính sách, học sinh không thuộc diện này thì tự chịu kinh phí hoàn toàn (321.793 chiếc). Giá mỗi chiếc máy tính bảng từ 3-5 triệu đồng. Để “xài” máy tính bảng, cần phải có thêm 6.386 bộ thiết bị dạy học với mức giá thấp nhất là 157,5 triệu đồng, cao nhất là 566,5 triệu đồng/bộ và phải chi hàng ngàn tỉ đồng để đào tạo, tập huấn giáo viên, xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng học...

Đến lúc này thì nhiều người đã hình dung được quy mô và mức độ tốn kém của đề án trên. Đề án thí điểm cho ai, sẽ kéo dài bao lâu khi không hướng tới tất cả học sinh mà chỉ dành cho học sinh ở khối lớp 1, 2, 3? Trong khi đó, ở độ tuổi này, đa phần các em chưa làm quen với máy tính, thậm chí nhiều phụ huynh còn cấm các em tiếp xúc với thiết bị điện tử. Mỗi bộ sách giáo khoa lớp 1 hiện có giá khoảng 130.000 đồng mà nhiều học sinh nghèo mua không nổi thì với mỗi chiếc máy 3-5 triệu đồng, phụ huynh lấy tiền đâu để mua? Rõ ràng, Sở GD-ĐT TP và đơn vị phối hợp thực hiện đang hướng tới đối tượng của đề án là “cục cưng” của các gia đình khá giả; còn con em những hộ nghèo vốn đã chịu nhiều thiệt thòi lại sẽ càng thiệt thòi thêm.

Trước đó, khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự toán 5.000 tỉ đồng để làm lại toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1-12, dư luận đã khá “sốc” vì làm sách giáo khoa đâu có tốn nhiều đến vậy. Thế mà, chỉ triển khai với khoảng trên 300.000 học sinh, Sở GD-ĐT TP dự tính sẽ tốn đến 4.000 tỉ đồng chỉ để chuyển hóa bộ sách giáo khoa đang có vào máy tính bảng và sử dụng thiết bị này để thay thế sách giáo khoa truyền thống!

Giáo dục Việt Nam, trong đó có TP HCM, đang còn nhiều chuyện cấp thiết hơn cần phải chi tiền đầu tư. Đề án hàng ngàn tỉ nói trên có nên triển khai vào thời điểm này, nhất là khi vết xe đổ của các chương trình thí điểm trước đó - chẳng hạn như tiếng Anh Cambridge - vẫn chưa phai và dư luận nay vẫn chưa thôi hoài nghi về các chương trình thử nghiệm, thậm chí bức xúc về chuyện con em mình bị đem ra làm “chuột bạch”?

 

 

Bạn có ủng hộ đề án sách giáo khoa điện tử 4.000 tỉ đồng của Sở GD-ĐT TP HCM?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo