xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hút chuyên gia giỏi biên soạn sách giáo khoa

Yến Anh

Đổi mới quản lý nhà nước theo cách thức dạy học, biên soạn sách giáo khoa... sang xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

Ngày 20-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Khan hiếm giáo viên, thiếu hụt kinh phí

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay trong năm học đầu tiên triển khai chương trình, SGK mới đối với lớp 1, các trường đã chú trọng đổi mới, phát huy tính chủ động, linh hoạt của cơ sở và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên (GV).

Theo đó, GV cơ bản đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học bảo đảm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (HS). Kết quả năm học vừa qua cho thấy chất lượng học tập đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình, HS lớp 1 năm học 2020-2021 có một số năng lực nổi trội hơn so với các khóa học trước thực hiện chương trình hiện hành. Tỉ lệ HS lớp 1 cả nước hoàn thành tốt chương trình môn tiếng Việt và toán lớp 1 năm học 2020-2021 đều cao hơn năm học 2019-2020, tỉ lệ chưa hoàn thành giảm.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế khi triển khai chương trình SGK lớp 1 ở cả khâu biên soạn SGK, GV lẫn cơ sở vật chất, nhiều trường tiểu học đến thời điểm triển khai nhiệm vụ năm học vẫn chưa nhận được trang thiết bị dạy học. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 4-2021, việc mua sắm thiết bị dạy học lớp 1 chỉ đạt khoảng 70% so với nhu cầu. Trong khi đó, việc biên soạn SGK các môn học tiếng dân tộc thiểu số không thực hiện được theo phương thức xã hội hóa. Việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương đối với các địa phương là một vấn đề mới, nhiều địa phương chưa có kinh nghiệm triển khai nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu theo thẩm quyền.

Thu hút chuyên gia giỏi biên soạn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghịẢnh: Minh Thu

Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng, cho biết để đáp ứng việc học 2 buổi/ngày của khối lớp 1, lớp 2, Hải Phòng còn thiếu khoảng 600 GV. Nếu khối lớp 3, 4, 5 học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình phổ thông mới, Hải Phòng sẽ phải bổ sung thêm 1.572 GV. Trong khi đó, ở một số môn học, dù có muốn tuyển nhưng cũng không có nguồn tuyển. Ông Trà đề xuất Bộ GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở đào tạo GV có chiến lược để cung cấp nhân lực đang khan hiếm, sẵn sàng nguồn tuyển khi Bộ Nội vụ, các Sở Nội vụ địa phương giao chỉ tiêu cho ngành. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cũng chia sẻ khó khăn về thiếu GV, phòng học bộ môn, nhiều trường thiếu nơi ăn, chỗ nghỉ ở bán trú, nội trú khi thực hiện chương trình mới.

Đổi mới chương trình là nhiệm vụ trọng tâm

Các địa phương cũng đề cập khó khăn kinh phí khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn nguồn kinh phí riêng cho thực hiện chương trình mà sử dụng chung nguồn kinh phí địa phương. Trong khi đó, địa phương lại thực hiện nhiều nội dung chi và ưu tiên các nhiệm vụ chính trị khác như phòng chống dịch Covid-19, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… dẫn tới khó khăn trong đầu tư cho triển khai chương trình.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1 trong năm học vừa qua là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trên phương diện quản lý nhà nước và cơ chế chính sách, Bộ GD-ĐT phải đổi mới từ chỗ quản lý nhà nước đối với cách thức dạy học, biên soạn SGK, triển khai kế hoạch… sang xã hội hóa biên soạn SGK, triển khai năng động hơn đối với GV và cơ sở giáo dục. Tăng cường thu hút các nhà giáo, chuyên gia có chuyên môn tốt tham gia biên soạn SGK để bảo đảm chất lượng bản thảo sách tốt nhất. 

Bảo đảm đủ nguồn giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ sẽ làm việc với hệ thống các trường đại học sư phạm để trao đổi về các nội dung tập huấn, bồi dưỡng GV cũng như phát triển các ngành nghề đào tạo thuộc nhóm sư phạm để bảo đảm cung cấp đủ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông những năm tiếp theo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo