xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Anh: Hạn chế lớn của trường chuyên

Yến Anh

Sau 5 năm triển khai đề án phát triển trường THPT chuyên, không ít mục tiêu của đề án này vẫn chưa làm được

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho hay nhiều trường chuyên đang trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Trong khi đó, việc dạy và học môn ngoại ngữ vẫn là một khó khăn lớn.

37% trường chuyên chưa đạt chuẩn

Theo Bộ GD-ĐT, đến năm 2016, mỗi tỉnh, thành trên cả nước đều có 1-2 trường THPT chuyên. Đến năm học 2015- 2016, cả nước có 69.554 học sinh chuyên, chiếm khoảng 2,1% tổng số học sinh THPT.

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, cho biết trong giai đoạn 2010-2015, có 14 trường chuyên được xây mới và đưa vào sử dụng, góp phần nâng tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 63% vào năm học 2015-2016. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 28/75 trường THPT chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia.

Lý do dẫn đến con số này là nhiều trường chuyên hiện vẫn đứng trước những thách thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Diện tích trường hạn hẹp, thiếu phòng học bộ môn và nhà tập đa năng, ký túc xá cho học sinh. Thiết bị dạy học mặc dù được các địa phương ưu tiên đầu tư mua sắm bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là thiếu thiết bị dạy các nội dung chuyên sâu, nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.

Học sinh một trường chuyên tại TP HCM tham gia hoạt động ngoại khóa Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh một trường chuyên tại TP HCM tham gia hoạt động ngoại khóa Ảnh: TẤN THẠNH

Một trong 6 nhiệm vụ, cũng là mục tiêu trọng tâm, được đề cập trong Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 là ưu tiên mở rộng diện tích, đầu tư cho cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cấp các trường chuyên theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Thế nhưng, ở nhiều nơi, cả tỉnh chỉ có 1 trường chuyên mà vẫn không thể đạt chuẩn như Thái Bình, Thái Nguyên… Đáng chú ý, cả 2 trường chuyên của TP HCM hiện nay vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia khi còn thiếu nhiều hạng mục quan trọng như nhà đa năng, ký túc xá…

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tới năm 2020 sẽ ưu tiên mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu của các trường chuyên để đạt 15 m2/học sinh; đầu tư xây dựng các trường chuyên bảo đảm đạt chuẩn chất lượng mức độ cao nhất, ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Khả năng ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu

Để nâng cao năng lực của trường chuyên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay những năm tới, các trường cần rà soát, cập nhật và hoàn thiện khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy những môn chuyên, cập nhật các tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình theo hướng hội nhập với thế giới. Trong đó, chú trọng lựa chọn, thí điểm áp dụng một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài.

Định hướng đặt ra là vậy nhưng để thực hiện điều này không hề dễ dàng. Bộ GD-ĐT từng đặt ra việc triển khai thí điểm dạy môn toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc triển khai chưa được mở rộng, thậm chí còn rất khiêm tốn.

Ông Vũ Đình Chuẩn thẳng thắn thừa nhận việc dạy tiếng Anh ở các trường chuyên dù có chuyển biến so với 5 năm trước nhưng nhìn chung, năng lực tiếng Anh của cả đội ngũ cán bộ quản lý lẫn giáo viên vẫn chưa đạt yêu cầu, làm hạn chế khả năng triển khai một số chương trình giáo dục tiên tiến của quốc tế vào giảng dạy. Hiệu quả trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có đào tạo học sinh năng khiếu ở nước ngoài cũng vì lý do này mà không như mong muốn. Đây được coi là một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống trường chuyên trong giai đoạn 2010-2015.

Ông Nguyễn Trường Giang - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai - cho biết dù đã nỗ lực nhiều nhưng kỹ năng nghe, nói vẫn là điểm yếu của học sinh. Nhiều em chỉ chú trọng học từ vựng và ngữ pháp để phục vụ việc kiểm tra, thi cử. Đội ngũ giáo viên dù đã được “bồi dưỡng” lại song hiệu quả giảng dạy vẫn còn thấp. Rõ ràng, thầy cô không đạt chuẩn thì chất lượng học tiếng Anh của trò cũng chịu tác động không nhỏ. Trừ một số trường ở thành phố lớn, còn lại hầu hết học sinh chuyên ở các tỉnh đều gặp khó khăn với môn này.

Ngại giao tiếp

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - người từng dẫn dắt nhiều đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic quốc tế, cho hay học sinh Việt Nam ngại giao tiếp với các bạn quốc tế, một phần do thiếu kỹ năng, hiểu biết về văn hóa thế giới, phần khác là do hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ trong nhà trường hiện nay mới chỉ đáp ứng được cho việc thi cử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo