xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Ngổn ngang tuyển sinh đầu cấp

Đặng Trinh

Hôm nay (30-8), theo kế hoạch, các quận, huyện tại TP HCM sẽ tổng kết các công đoạn để hoàn tất kế hoạch tuyển sinh đầu cấp nhưng nhiều nơi còn ngổn ngang, chưa thể xong

Theo lãnh đạo nhiều phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) các quận, huyện tại TP HCM, ngoài số học sinh (HS), giáo viên (GV) đang bị kẹt ở các địa phương không liên lạc được, số liệu đăng ký nhập học qua hình thức trực tuyến cũng chưa là số liệu chính thức. Việc liên hệ với HS, tổ chức xếp lớp, cung cấp SGK… còn nan giải.

Hầu hết trường học đang là điểm chống dịch

Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết đến nay, danh sách HS nhập học đợt 1 đã tương đối hoàn thành. Quận vẫn dành đợt 2 cho HS chưa có điều kiện nộp hồ sơ. Phòng GD-ĐT quận phối hợp với các phường tại các điểm tiêm vắc-xin tổ chức thông báo luôn cho phụ huynh, để ai chưa nhận thông tin thì chủ động nộp hồ sơ cho con em mình.

TP HCM: Ngổn ngang tuyển sinh đầu cấp - Ảnh 1.

Tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 tại nhiều quận, huyện ở TP HCM chưa thể hoàn thành do ảnh hưởng dịch bệnh (Ảnh: NGUYỄN THUẬN)

Bình Tân năm nay có số HS vào lớp 1 tại quận là 11.000 em. Tuy nhiên, thông qua tuyển sinh trực tuyến hiện nay, mới khoảng 8.000 HS đăng ký nhập học.

Bình Tân có lẽ là quận khó khăn nhất để bắt đầu năm học mới, dù theo hình thức trực tuyến. Bởi lẽ, quận có 64 đơn vị trường học thì đến nay, tất cả đều được trưng dụng làm địa điểm cách ly, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, trung tâm cấp cứu…

Theo ông Tuyên, ngay cả việc HS lớp 9 sau khi xét tuyển vào lớp 10 quay về trường THCS rút học bạ cũng khó thực hiện vì không thể vào được. "Hiện nay, phòng GD-ĐT chưa chốt danh sách vì mỗi ngày lại thay đổi. Nhiều HS theo gia đình về quê, mặt khác nhiều HS và cả GV đang kẹt ở các địa phương không liên lạc được. Một vấn đề nan giải nữa là dù tổ chức dạy, học trực tuyến theo yêu cầu, HS sẽ lấy đâu ra phương tiện để học? Một trường ở khu vực quận 1 mà 10% HS không có dụng cụ học trực tuyến thì quận vùng ven, phụ huynh hầu hết là công nhân thì tỉ lệ này sẽ là bao nhiêu?" - ông Tuyên băn khoăn.

Trong khi đó, tại quận Tân Phú, theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận, nhiều công đoạn còn ngổn ngang nên công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp chưa thể hoàn thành. Ông Khiêm cho biết nhiều phụ huynh không những nộp hồ sơ cho con em mình mà còn nộp giùm nên thêm công đoạn kiểm tra lại.

Ngoài các khó khăn nêu trên, hiện nay nhiều địa phương, theo phản ánh của phụ huynh, nhất là người có con năm nay vào lớp 1, dù biết con được phân tuyến vào trường nhưng chưa nhận được thông báo gì về xếp lớp, mua SGK...

Làm sao rèn chữ cho trẻ lớp 1?

Theo cô Trần Thụy Vĩnh Đông Nghi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Thánh Tôn (quận 4), việc học online với HS tiểu học là khó khăn. Vì vậy, các clip bài giảng nên được xây dựng theo hướng đơn giản.

"Trường chúng tôi đang là nơi cách ly, GV phải làm việc ở nhà. Công tác tuyển sinh vẫn chưa hoàn thành do nhiều em còn đang bị cách ly hoặc về quê chưa trở lại thành phố được. SGK bản giấy thì đã về các trường nhưng không thể đưa đến phụ huynh được do quy định về giãn cách xã hội. Các clip về bài giảng không phải do trường tự làm mà sẽ do Phòng GD-ĐT tuyển chọn các GV giàu kinh nghiệm theo từng bộ môn để thực hiện, dùng làm nguồn tài nguyên chung cho các trường. Ở khối lớp 1 thì cũng chỉ dừng lại ở các bài giảng để các em hình dung về trường, lớp, thầy cô mới" - cô Nghi nói.

Một GV Trường Tiểu học Huỳnh Văn Ngỡi (TP Thủ Đức), cho rằng lớp 1 là lớp khó nhất ở cấp tiểu học. Năm nay, HS còn không có giai đoạn làm quen với trường lớp như các năm trước đây. Vì vậy, hình thức học tập trực tiếp dự báo còn khó khăn, nếu học trên internet còn khó hơn nhiều. Công tác tập huấn GV theo chương trình mới cũng khó khăn do dịch bệnh. Hơn nữa, phụ huynh cũng hiếm người có chuyên môn để có thể kèm trẻ các thao tác cơ bản ban đầu như cầm bút viết, viết nét chữ sao đúng, rồi cả vấn đề thời gian trẻ xem tương tác với màn hình bao nhiêu thì hợp lý, an toàn…, nếu hướng dẫn sai thì càng nguy hiểm hơn nữa cho trẻ sau này.

"Sở GD-ĐT TP HCM cũng nên bỏ nhiều quy định về đánh giá HS tiểu học trong năm nay, chỉ nên yêu cầu một số chuẩn kiến thức, kỹ năng mà các em cần đạt được để đỡ tạo áp lực cho cả HS và GV" - GV này đề xuất.

Lo chương trình tích hợp đứt gãy

Không những khó khăn trong việc dạy học lớp 1 trước ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhiều phụ huynh còn phản ánh chương trình tiếng Anh tích hợp từ lớp 5 lên lớp 6 nhiều khả năng bị đứt gãy, HS không được tiếp tục học. Tại quận Tân Phú, 4 trường THCS tổ chức lớp tiếng Anh tích hợp nhưng đều không thể thực hiện vì không đủ số lượng.

Trước đề nghị dồn HS các trường để mở lớp ở Tân Phú, ông Trần Trọng Khiêm cho rằng việc mở các lớp tiếng Anh tích hợp do đơn vị tổ chức là EMG phụ trách, nếu không đủ số lượng HS thì họ không tổ chức dạy. Còn hình thức dồn HS để đủ số lượng là không thể vì còn liên quan chuyện dạy ở trường nào, không phải tất cả phụ huynh đều đồng ý. Hơn nữa, ngoài chương trình tiếng Anh tích hợp, còn nhiều môn học khác chứ không phải chỉ ưu tiên cho một chương trình và đối tượng HS học chương trình này. "Sở dĩ không đủ mở lớp khi lên lớp 6 là vì lúc HS hết lớp 5, nhiều phụ huynh rút hồ sơ không học nữa" - ông Khiêm giải thích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo