xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền cảm hứng môn văn sao khó thế!

Trang Nguyễn

Buổi sinh hoạt tổ bộ môn văn của trường tôi hôm nay sao buồn quá. Mỗi người đều nhen nhóm một nỗi buồn sâu lắng về tình trạng học sinh chán học văn, lười học văn và ngày càng lơ là môn học được xem là "chân kiềng" quan trọng neo giữ nét đẹp nhân cách, tâm hồn con người.

Một cô giáo có thâm niên gần 20 năm kể chuyện học sinh lớp mình ngồi ngáp ngắn thở dài khi cô dạy về chùm thơ hiện đại với những tượng đài tuyệt đẹp về người lính. Mời các em phát biểu cảm nhận, bao giờ lòng cô cũng hụt hẫng bởi bao nhiêu cái hay về ý tứ, cái đẹp của ngôn ngữ đều trôi tuốt tuồn tuột.

Mọi người nhân đó đều góp lời "kể khổ" về một trong những môn học đang ngày càng khiến học sinh lười tư duy, lười suy nghĩ, lười sáng tạo. Trong khi đó, viết văn là cả một quá trình sáng tạo từ ý tưởng, thiết kế, hành văn... Tiếc rằng càng ngày giáo viên chúng tôi càng bắt gặp những bài viết na ná nhau, những câu từ sáo rỗng dường như được viết ra chỉ để kiếm điểm số và đối phó với thầy cô.

Tấm lòng của nhà giáo chúng tôi đang trăn trở, băn khoăn vô cùng trước nhiệm vụ khơi lên nguồn cảm hứng môn văn cho các thế hệ học sinh. Tôi muốn trao đổi đôi điều về cách dạy học văn hiện nay cũng như cách xây dựng chương trình môn học.

Thứ nhất, chương trình ngữ văn THCS hiện nay khá nặng về khối lượng kiến thức. Nhìn vào 4 khối lớp 6, 7, 8 và 9, số lượng đơn vị kiến thức ở 3 phân môn đọc văn, tiếng Việt và tập làm văn cứ xếp chồng lên nhau, dồn dập với những yêu cầu cần đạt quá cao.

Thay vì tập trung vào một số tác phẩm để cảm nhận chiều sâu tư tưởng, nghệ thuật thì với chương trình hiện hành, giáo viên và học sinh cứ mải đuổi theo hết tác phẩm này đến tác phẩm nọ. Có những kiểu văn bản khá khó khăn khi hướng dẫn học sinh làm quen, tạo lập thì chỉ sau một vài tiết tìm hiểu, luyện tập đã bố trí tiết viết bài khiến cả thầy lẫn trò chạy đua đến "bở hơi tai", đắp đổi thế nào cũng thấy thiếu hụt kỹ năng tạo lập văn bản.

Chúng tôi đặt hy vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới vừa ban hành và những bộ sách giáo khoa đang được biên soạn sẽ tránh được "vết xe đổ" quá tải kiến thức như hiện nay.

Thứ hai, áp lực các bài kiểm tra môn văn ở cấp THCS khiến học sinh rùng mình mỗi khi tôi giới thiệu chương trình vào đầu năm học. Các bạn cứ thử tưởng tượng mỗi học kỳ, các em phải làm 2 bài kiểm tra miệng, 3 bài 15 phút, 5 bài kiểm tra hệ số 2 (trong đó có 3 bài viết văn, 1 bài kiểm tra đọc văn, 1 bài kiểm tra tiếng Việt) và 1 bài thi hệ số 3. Riêng môn ngữ văn lớp 9 tăng thêm một bài kiểm tra hệ số 2.

Thứ ba, ngữ văn vốn là môn học đặc thù. Giáo viên phải cảm nhận cái hay của ngôn từ, cái đẹp của tư tưởng được ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp câu chữ. Có như thế mới khơi lên được ngọn lửa yêu thích văn học trong học sinh.

Nhưng một bộ phận giáo viên ngữ văn đang lên lớp theo kiểu "nói lại" những gì sách giáo viên hướng dẫn, thiếu sự sáng tạo trong phương pháp dạy học. Chính người thầy còn chưa cảm được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thì làm sao có thể truyền lửa cho người học?! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo