xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Về đâu khi rớt lớp 10 công lập?

ĐẶNG TRINH - YẾN ANH

Vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất. Có nhiều hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS bất kể mục đích là học nghề hay vào ĐH

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội ngày 3-6 đã phát hành "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021".

Học sinh tăng, chỉ tiêu giảm

Năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT của TP Hà Nội dự kiến là 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019-2020). Trong đó, các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, tăng so với năm ngoái. Trường công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh, trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh. Các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển hơn 8.000 học viên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tuyển 8.473 học sinh.

Thống kê cho thấy năm nay các trường thuộc top đầu đều bị giảm chỉ tiêu so với năm ngoái, trong khi số học sinh tốt nghiệp THCS lại tăng gần 6.000 em. Tỉ lệ chọi vào trường công lập cao hơn khiến không ít phụ huynh lo lắng.

Tương tự, ở TP HCM dự kiến sẽ có gần 30.000 học sinh sẽ rớt lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.

Nhiều hướng đi rộng mở

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, học sinh rớt lớp 10 công lập có thể lựa chọn một trong những con đường học tập khác như: học tiếp bậc THPT ở các trường tư thục; học hệ bổ túc văn hóa ở các trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; học nghề ở các trường trung cấp, trung cấp nghề.

Theo bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh lớp 10 mà Sở GD-ĐT TP HCM vừa công bố, hệ thống các trường nghề, trung tâm GDTX, trường tư thục... tại TP HCM tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu lớp 10 trong năm học sắp tới. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP HCM khẳng định học sinh không thiếu chỗ học nếu rớt lớp 10 công lập.

Về đâu khi rớt lớp 10 công lập? - Ảnh 1.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, hệ thống các trường nghề đang nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên. Ngoài ra, hình thức học trung cấp hiện có nhiều ưu điểm như học sinh được miễn học phí, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc CĐ, ĐH.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, hiện các trường THCS đã tư vấn cho học sinh nhiều hướng lựa chọn. Theo đó, học hệ nào thì bằng tốt nghiệp THPT cũng như nhau, trong khi hệ GDTX số môn ít hơn, học phí thấp, học sinh có thời gian đầu tư cho việc thi ĐH. Hệ thống giáo dục dạy nghề cũng rất ổn vì các trường đã đầu tư trang thiết bị, có trường đào tạo theo chuẩn khu vực. Tổng chỉ tiêu đào tạo ở những hệ này thừa sức đáp ứng chỗ học cho học sinh.

"Chỉ 15, 16 điểm mà các em vẫn không đạt thì nên nghĩ đến con đường học tập khác, nếu tiếp tục học THPT công lập sẽ rất mệt mỏi" - ông Hiếu khuyên.

Trung cấp, cao đẳng tuyển hàng ngàn chỉ tiêu

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội cho hay năm nay Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Dự kiến, 62% học sinh sẽ trúng tuyển vào trường THPT công lập, 2,6% theo học tại các trường THPT công lập tự chủ và khoảng 20% vào trường THPT ngoài công lập.

Ngoài học tại các trường THPT (công lập và ngoài công lập), học sinh còn có thể theo học lớp 10 chương trình GDTX. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX của các quận, huyện, thị xã đều có chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 10 theo chương trình này.

Ngoài ra, 38 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội cũng công bố tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 với hàng ngàn chỉ tiêu: Trường CĐ Công thương Hà Nội (280 chỉ tiêu); Trường ĐH Thủ đô Hà Nội (200 chỉ tiêu); Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây và Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình (cùng 160 chỉ tiêu); Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội và Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, Trường Trung cấp Y - Dược cộng đồng Hà Nội tuyển (cùng 120 chỉ tiêu)...

Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở GD-ÐT TP Hà Nội, cho biết thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS của ngành giáo dục, hằng năm, các trường ÐH, CÐ, trung cấp trên địa bàn thành phố tổ chức dạy nghề cho học sinh. Ðây là hình thức kết hợp vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa cho học sinh sau THCS. 

Trường tư thục được nhiều phụ huynh quan tâm

Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, hiện toàn TP có hơn 90 trường THPT ngoài công lập. Nhiều trường có tổ chức bán trú, nội trú thuận lợi cho những gia đình có cha mẹ bận rộn, không có điều kiện đưa đón con. Theo quy định của sở, việc tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường ngoài công lập không được thi tuyển dưới bất cứ hình thức nào.

Hiệu trưởng một trường ngoài công lập tại quận 9 (TP HCM) cho rằng hiện nay, việc vào ĐH, CĐ dễ dàng hơn trước nhiều nên các bậc cha mẹ đề cao những trường có thế mạnh về giảng dạy đạo đức, kỹ năng, thể chất cho học sinh. Vì thế, những trường tư thục có cơ sở vật chất tốt, có nội trú, bán trú, chương trình giảng dạy không nặng nề, học sinh không phải đi học thêm ... được các bậc cha mẹ quan tâm.

Nhiều trường tư thục chăm sóc học sinh tốt, chọn giáo viên giảng dạy có uy tín, môi trường giáo dục mềm mỏng nên với học sinh cá tính, vào học các trường này là phù hợp nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo