xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao bạo lực học đường không bị đưa ra ánh sáng?

Tin-ảnh: Đặng Trinh

(NLĐO)- Gia đình sợ bị mang tiếng, cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm, nhà trường sợ ảnh hưởng thành tích, thi đua nên nhiều khi những vụ về bạo lực học đường (BLHĐ), dâm ô trẻ em không được đưa ra ánh sáng.

Sáng 8-4, tại tọa đàm "Bao lực học đường, dâm ô trẻ em-Chống được không?" do báo Tiền Phong phối hợp cùng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) và các đơn vị tổ chức, nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, nhà tâm lý cho rằng phần lớn những nguyên nhân để xảy ra BLHĐ, dâm ô trẻ em đều xuất phát từ sự thờ ơ với các thói hư tật xấu.

Ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB-XH tại TP HCM, cho rằng chúng ta đang có hành lang pháp lý đầy đủ có hành lang bảo vệ nhưng phải chăng vì chúng ta đang thờ ơ với thói hư tật xấu? Theo ông Thắng, muốn chống được phải tăng cường công tác truyền thông. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phân biệt lại "sự cưng nựng" với hành vi dâm ô.

"BLHĐ trước đây chỉ dừng lại ở việc bắt nạt nhau, nhưng nay còn lột đồ, quay clip và không có người can ngăn. Chống việc này bằng cách đẩy mạnh các phong trào người tốt việc tốt, các phong trào hoạt động tốt đẹp của giới trẻ. Muốn vậy, nhà trường, học sinh cần tăng cường gần gũi, chia sẻ, không có thù hằn lẫn nhau thì sẽ không có bạo lực" – ông Phạm Anh Thắng chia sẻ.

Vì sao bạo lực học đường không bị đưa ra ánh sáng? - Ảnh 1.

Võ sư bày cách ứng phó với hành vi dâm ô tại tọa đàm

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, giảng dạy Khoa Tâm thể tại BV quận Thủ Đức, cho rằng nếu chúng ta bị tổn thương về mặt tinh thần hay thể chất thì đều gây ra sự đau khổ. Tổn thương tinh thần không cân đong đo đếm được, có người mang theo suốt cuộc đời. Đau khổ về mặt tinh thần có thể gây ra bệnh stress, trầm cảm, phải điều trị lâu dài.

Theo bà Yến, có thực trạng hiện nay là chúng ta đưa thông tin quá rộng, tên nạn nhân đưa ra quá công khai nên nhiều người cảm thấy tội nghiệp cho các em. Các em đi đâu cũng có nhiều người nhìn, tỏ vẻ thương xót.

"Thực tế, các em không cần cảm thấy thương xót mà các em cần phải được hỗ trợ tâm lý để vượt qua" – bà Yến cho biết, đồng thời nói thêm: "Người có hành động lệch lạc về mặt tình dục cũng cần được hỗ trợ tâm lý để không lặp lại những hành động trên".

Vì sao bạo lực học đường không bị đưa ra ánh sáng? - Ảnh 2.

Ông Lâm cho rằng hiện nay, nhiều nhà trường còn vị thành tích thi đua mà che giấu BLHĐ

Chia sẻ với học sinh, Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH An ninh Nhân dân, cho biết: "Các thầy cô giáo phải là những người định hướng cho chính học trò của chúng ta trong việc tham gia mạng xã hội. Khi tham gia lên án về hành vi bạo lực học đường, dâm ô trẻ em, chúng ta phải tham gia đúng chuẩn, có trách nhiệm, thể hiện tinh thần xây dựng, cộng tinh thần tích cực, không cổ súy cho hành vi xấu".

Phân tích những lí do của BLHĐ, dâm ô trẻ em, Thiếu tá Lâm cho rằng thời gian gần đây, những hành vi BLHĐ hay xâm hại tình dục trẻ em diễn ra với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man, việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, trong khi một số quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng pháp luật để xử lý lại gây ra một "phản ứng ngược" từ cộng đồng.

Cũng có nguyên nhân do gia đình sợ bị ảnh hưởng; có thể do cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm; và cũng có thể do nhà trường sợ bị ảnh hưởng đến thi đua, thương hiệu… nên "tội ác" đã không được đưa ra ánh sáng. Theo ông Lâm, hiện nay, trẻ em thật sự đang thiếu sự trang bị những kiến thức, bài học đạo đức, nhân cách bên cạnh kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ.

Nhìn nhận về vấn đề xâm hại trẻ em, Thiếu tá Lâm cho rằng hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục còn có tư tưởng cổ hủ, e ngại khi cho rằng không nên nói những chuyện liên quan đến tình dục với trẻ em. "Trẻ em là nhóm xã hội yếu thế, dường như không có khả năng chống cự khi bị xâm hại. Trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng nhận thức ranh giới giữa "yêu thương", "nũng nịu" với dâm ô, xâm hại tình dục. Ở các cơ sở giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong môi trường giáo dục phổ thông, ông Lâm cho rằng hầu như không có bất cứ một người nào chuyên về tư vấn tâm lý hay trang bị kỹ năng sống cho học sinh, mà chủ yếu nếu tổ chức thì mời các chuyên gia bên ngoài"- ông Lâm nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo