xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao rất ít sinh viên theo học toán?

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Giáo trình dạy toán trong các trường học hiện nay quá cũ, không bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội; thiếu tính thực tiễn, ứng dụng, khiến môn toán trở thành nỗi sợ

"Ngày hội Toán học mở - MOD HCM năm 2022" do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức ngày 4-12 với hơn 2.000 học sinh (HS), sinh viên (SV) tham dự đã lý giải vì sao cần cấp thiết thay đổi giáo trình, cách tiếp cận môn toán trong các trường học.

Nỗi ám ảnh của học sinh, sinh viên

Nhận định về thực trạng đào tạo SV toán hiện nay, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, thẳng thắn cho rằng hiện rất ít SV theo học toán. Có thể dẫn chứng, khoa toán tại các trường ĐH gặp nhiều khó khăn khi tuyển sinh, đặc biệt là toán ứng dụng. GS Ngô Bảo Châu dẫn chứng ở Việt Nam với hơn 400 trường ĐH nhưng chỉ có khoảng 5 khoa toán hoạt động một cách đúng nghĩa và có nhiều SV. Trong khi đó, thực tế hiện nay, việc sử dụng toán học ngày càng sâu rộng, kiến thức toán học rất cần thiết; ngay trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng... đòi hỏi kiến thức toán phải thật sự chắc chắn.

Vì sao rất ít sinh viên theo học toán? - Ảnh 1.

GS Ngô Bảo Châu cùng các chuyên gia toán học tại ngày hội

Các chuyên gia, nhà giáo tại chương trình cũng bày tỏ ý kiến xung quanh vấn đề hiện nay nhiều HS, SV xem môn toán là nỗi ám ảnh, thậm chí có những em dù rất đam mê nhưng chỉ học được giữa chừng phải bỏ ngang vì… không tìm thấy hướng ra. GS Ngô Bảo Châu cho rằng có rất nhiều vấn đề. "SV không theo học ngành toán không thể đổ lỗi cho các em được, mà trách nhiệm thuộc về chúng ta. Một trong những vấn đề cơ bản ở đây là việc dạy của chúng ta còn bắt nhịp quá chậm với tốc độ phát triển của xã hội" - GS Châu thẳng thắn. Ông lấy ví dụ đơn giản là giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970 dựa theo giáo trình của Nga từ những năm 1940. Giáo trình đó về mặt toán học thì khá ổn nhưng vô cùng nặng nề. Nếu giáo trình này dạy cho những người làm toán cơ bản thì hơi thiếu, song dạy cho người làm toán ứng dụng lại quá thừa, không đáp ứng được nhu cầu. "Nhiệm vụ quan trọng là cần cập nhật chương trình toán, dạy toán lý thuyết khác với những người dạy toán kỹ sư, công nghiệp. Việc nghiên cứu thay đổi giáo trình dạy toán nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay là vô cùng quan trọng. Dạy đúng những cái cần thiết, không phải cứ mua nguyên phần mềm của nước ngoài về…" - GS Ngô Bảo Châu nhận định.

Học toán tránh chỉ học công thức

Nhiều nhà quản lý giáo dục và các chuyên gia về toán nhận định có một thực tế lâu nay là các giáo trình, sách giáo khoa môn toán quá ôm đồm kiến thức, nặng tính hàn lâm khiến môn toán lẽ ra là môn học có tính ứng dụng rất nhiều lại mang tiếng "oan" là khô khan và… chán. TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP HCM, nhận định trong chương trình phổ thông, HS đã được học khái niệm cơ bản về quy hoạch tuyến tính hay bộ môn giải tích liên quan rất nhiều đến ứng dụng. Điểm đặc biệt lớn nhất trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở môn toán là đưa mạch thống kê và xác suất dạy xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12. "Trước đây, môn thống kê, xác suất chỉ được đưa vào dạy một chút ở lớp 7 và lớp 10, lại không được chú trọng lắm vì thường không có ra thi, giáo viên thường dạy rất lớt phớt. Điều này rất tai hại vì thống kê, xác suất lại ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực" - ông Dũng nói.

TS Trần Nam Dũng cũng cho rằng để có thể làm việc tốt, ứng dụng những kiến thức toán học trong trường phổ thông, ĐH vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội thì trước tiên, người học phải học tập một cách nghiêm túc và chủ động. Đừng chỉ học những lý thuyết suông mà phải tìm hiểu tính ứng dụng của kiến thức đó từ giáo viên, giảng viên, các bài giảng trên internet để nắm kiến thức vững vàng. Ngoài ra, nên dành thời gian để có những trải nghiệm, thực nghiệm.

Theo GS Ngô Bảo Châu, trong việc học toán, nhiều em thường chỉ áp dụng công thức nhưng lại ngại hiểu tại sao như thế, yên tâm rằng không cần hiểu. "Thực ra như thế là sai. Bởi lẽ, chuyện học công thức thì ai cũng học được, chỉ cần tra Google cũng ra công thức. Trong cuộc sống cạnh tranh, hơn nhau ở chỗ chỉ hiểu hơn một chút chứ không phải là tra Google nhanh hơn. Ngoài việc làm như thế nào, chúng ta phải hiểu ra sao, đó là điều mà người học toán phải nắm" - GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Lấy thực tế từ hoạt động cần rất nhiều ứng dụng của môn toán là logistics, ông Phí Anh Tuấn, chuyên gia USAID - IPSC, cho biết nhiều HS, SV hay đặt câu hỏi là học toán có lợi gì, tại sao phải học về tổ hợp, tích phân...? Học những cái này có giúp tăng lương không? "Điều quan trọng nhất khi học toán là tạo cho mình tư duy có tính hệ thống. Cứ đặt ra các câu hỏi như vậy đôi khi lại khiến chúng ta mất đi tình yêu đối với toán học" - ông Tuấn nói. 

Tăng cường các bài toán vận dụng từ thực tiễn

Tại TP HCM, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cách ra đề thi và cách kiểm tra, đánh giá theo hướng vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn được đặc biệt chú trọng.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết qua ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, các trường THPT và thầy cô có thêm kinh nghiệm và cũng sẽ nỗ lực để giúp HS TP HCM có thêm niềm đam mê với toán học và vận dụng được trong thực tiễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo