xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa mù chữ cho đến hết đời

YẾN ANH thực hiện

Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng các địa phương đã nhầm lẫn khi thực hiện công tác xóa mù chữ. Mục tiêu của bộ là đến năm 2015 sẽ xóa mù chữ cho 800.000 người

Phóng viên: Lãnh đạo một số địa phương thừa nhận đã dừng việc xóa mù chữ cho người lớn từ lâu, thậm chí không còn thống kê số liệu. Phải chăng sự buông lỏng quản lý của các địa phương khiến nhóm đối tượng này chịu nhiều thiệt thòi?

- Ông Nguyễn Công Hinh:

img

Tôi cho rằng nhận thức của lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) như thế là chưa đầy đủ. Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc phát động xóa mù chữ cho đến hết cuộc đời. Kể cả khi người dân gần 60 tuổi mới được xóa mù chữ thì cũng tốt bởi việc biết đọc, biết viết giúp bà con tiếp thu được kiến thức hữu ích và qua đó nâng cao đời sống của mình.

Các ngư phủ học xóa mù chữ tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế Ảnh: QUANG NHẬT
Các ngư phủ học xóa mù chữ tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế Ảnh: QUANG NHẬT

Ở đây, có thể có sự nhầm lẫn. Trước đây, các địa phương chỉ chú trọng xóa mù chữ cho những người từ 15-35 tuổi nên nhiều khi họ không thống kê việc xóa mù chữ cho người trong độ tuổi 36-60. Bộ GD-ĐT có phần mềm quản lý số liệu về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục nên không thể không có việc báo cáo.

Vậy số người từ 15-60 tuổi mù chữ trên cả nước hiện nay là bao nhiêu?

- Theo báo cáo của các sở GD-ĐT, cả nước còn 1.064.615 người mù chữ, trong đó có 465.623 người dân tộc thiểu số. Người mù chữ tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

Thực tế, người lớn mù chữ luôn tự ti, xấu hổ và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ muốn học chữ nhưng không biết đến cơ sở nào của nhà nước để học...

- Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, hằng năm, các địa phương phải tiến hành điều tra thực trạng trên địa bàn để lập danh sách người mù chữ và vận động họ đi học, phân công giáo viên xóa mù chữ cho họ.

Việc dạy và học để biết chữ thường được tổ chức tại các trung tâm học tập cộng đồng hoặc trường tiểu học ở xã - phường - thị trấn, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện ở quận - huyện - thị xã... Các lớp học xóa mù chữ được tổ chức rất linh hoạt về hình thức, thời gian, địa điểm.

Những người chưa biết chữ đều có thể đăng ký tham gia theo học tại các lớp xóa mù chữ. Học viên được cấp miễn phí tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm... Tùy điều kiện ngân sách, có địa phương còn hỗ trợ lương thực hoặc tiền cho người học xóa mù chữ.

Theo nghị định của Thủ tướng mới ban hành về phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, đối tượng xóa mù chữ mở rộng từ 15-60 tuổi. Vậy sắp tới, bộ sẽ có những giải pháp nào để đẩy mạnh việc xóa mù chữ cho nhóm đối tượng này?

- Để triển khai thực hiện nghị định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu, thí điểm và triển khai đại trà phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ sử dụng trong cả nước nhằm thu thập số liệu, thông tin cần thiết, chính xác về thực trạng số người mù chữ trong độ tuổi 15-60, từ đó có kế hoạch xóa mù chữ phù hợp và triệt để.

Mục tiêu của Bộ GD-ĐT là đến năm 2015, xóa mù chữ cho 800.000 người, nâng tỉ lệ biết chữ đạt 96%. Đến năm 2020, xóa mù chữ cho 1,2 triệu người, tỉ lệ biết chữ đạt 98%. 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2013-2020.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về công tác chống mù chữ, chúng tôi đã có nhiều giải pháp rất cụ thể như điều chỉnh định mức chi cho công tác xóa mù chữ, tăng cường giáo viên chuyên trách xóa mù chữ cho các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, xây dựng chính sách hỗ trợ đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia dạy xóa mù chữ...

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã ký kết các chương trình phối hợp hoạt động (trong đó có nhiệm vụ xóa mù chữ) với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể như Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Dự kiến tháng 9-2014, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tổ chức hội thảo về các biện pháp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân ở các tỉnh biên giới.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-5

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo