xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tồn, đừng chỉ nói miệng!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Nhớ lại đầu năm 2019, Báo Người Lao Động có vệt bài "Chặn nạn xâm hại di tích" nhằm báo động tình trạng di tích đang bị xâm hại tràn lan ở nhiều địa phương, bằng nhiều hình thức.

Thời điểm đó, thống kê của ngành văn hóa cho thấy Việt Nam đang có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3.300 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Bây giờ thì số lượng về di tích được xếp hạng di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh, thành phố hẳn đã lớn hơn thời điểm năm 2019 rất nhiều.

Ngày càng có nhiều di tích được xếp hạng, một phần là do việc khảo cứu, hoàn thành hồ sơ cho các di tích ngày càng được các địa phương và cơ quan chức năng làm tốt hơn. Phần nữa, thực tiễn cho thấy hầu hết các địa phương đang nỗ lực tận dụng thế mạnh trong khai thác các di tích để phát triển

du lịch.

Nỗ lực này đồng nghĩa với việc không lý do gì lại bỏ sót các di tích ở địa phương mình, càng đặc biệt lưu ý hơn nếu các di tích, danh thắng ấy có gắn kết với yếu tố tâm linh.

Điều đó cũng giúp lý giải vì sao chưa bao giờ các địa phương lại chấp nhận đầu tư kinh phí lớn như những năm gần đây vào việc tôn tạo, trùng tu, phục dựng... các di tích và các hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Thực ra đây là tín hiệu đáng mừng cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nếu không phát sinh những bất cập trong việc tôn tạo, trùng tu, phục dựng di tích, mà chuyện phá bỏ để làm mới giếng Ngọc - giếng cổ hàng trăm năm tuổi nằm trong Khu Di tích lịch sử Lê Văn Hưu (ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là một ví dụ, khiến dư luận bức xúc trong những ngày qua.

Điều đáng nói là chủ đầu tư của dự án tu bổ, tôn tạo đền thờ Lê Văn Hưu (trong đó có hạng mục giếng Ngọc) không phải là một cá nhân hay một doanh nghiệp để vội vàng chạy theo lợi nhuận của mình mà lại chính là UBND huyện Thiệu Hóa.

UBND huyện Thiệu Hóa lẽ ra phải là chính quyền cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp nhất, thể hiện trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ đền thờ Lê Văn Hưu, thì lại quyết định phá bỏ giếng Ngọc - một hạng mục rất quan trọng của Khu Di tích lịch sử Lê Văn Hưu để làm mới, dù đã vấp phải sự phản đối của người dân và nhiều nhà nghiên cứu; bất chấp cả nguyên tắc "tu bổ nguyên trạng giếng hiện có" trong văn bản thỏa thuận của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ký ngày 13-6-2011.

Đã rất nhiều lần báo chí và các chuyên gia về pháp lý nhấn mạnh việc xử lý các hành vi xâm phạm di tích. Theo đó, chúng ta không thiếu các chế tài để xử lý, vậy nhưng vẫn khó ngăn chặn các hành vi xâm hại di tích?

Đất nước ngày càng phát triển, du khách nội địa lẫn quốc tế ngày càng tấp nập ở các di tích, tiền bạc thu được từ các di tích cũng theo đó mà ngày càng nhiều lên, ngân sách dành cho việc bảo tồn di tích cũng ngày càng tăng lên. Vậy nhưng, đau xót thay, chính lúc chúng ta đang nói nhiều nhất và chi tiền nhiều nhất cho việc bảo tồn di tích thì vẫn không ít di tích lại bị hủy hoại bởi chính những công việc được gọi tên là "Bảo tồn di sản"? 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo