xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cát cứ quyền lực!

Phạm Hồ

Nhà 4 mặt tiền. Một từ khóa rất lôi cuốn trong tình hình "tấc đất tấc vàng" xuất hiện tràn ngập trên nhiều tờ báo chính thống cũng như mạng xã hội những ngày qua.

Đó là căn biệt thự hơn 3.500 m2 của vợ bí thư Thành ủy Kon Tum, tỉnh Kon Tum (thời điểm năm 2011) - bà Nguyễn Thị Ánh. Nếu mảnh đất này may mắn nằm giữa trục giao thông hoặc có được do tài năng dự đoán giá trị bất động sản thì không có gì phải nói. Đáng buồn thay, mảnh đất được tạo dựng từ bàn tay của một số cán bộ lãnh đạo địa phương bằng cách chỉnh sửa quy hoạch. Tất nhiên, giá trị của nó tăng lên rất nhiều lần và người hưởng lợi chính là chủ nhân bất động sản đó.

Sự việc kéo dài cả thập kỷ, cho đến gần đây, Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì mới làm rõ. Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ UBND TP Kon Tum có dấu hiệu cố ý làm trái quy định, làm đường sai vị trí để thửa đất của bà Nguyễn Thị Ánh có 4 mặt tiền. Từ những sai phạm nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý theo đúng quy định đối với hành vi làm đường giao thông sai quy hoạch để tạo cho thửa đất của bà Nguyễn Thị Ánh có 4 mặt tiền. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra xử lý.

Sửa quy hoạch có khó không? Rất khó, đối với đa số người dân không biết quy hoạch như thế nào. Còn đối với những lãnh đạo các cơ quan chức năng lập và phê duyệt quy hoạch thì dễ thôi! Những sai phạm liên quan đến mảnh đất trên không khó phát hiện với cơ quan chức năng địa phương nhưng nó đã bị "ỉm" đi cho đến hôm nay, khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Những câu chuyện tương tự như trên không còn dừng lại ở một mảnh đất, mà nó có đủ dấu hiệu cho thấy một thực trạng nguy hiểm hơn: Cát cứ quyền lực tại địa phương. Sự cát cứ này đã vô hiệu hóa sự tự phản biện, chức năng kiểm soát, kiểm tra của các cơ quan chức năng tại chỗ. Rất khó để một cá nhân nào đứng ngoài bộ máy này và đủ can đảm, quyền lực để đấu tranh. Thâu tóm quyền lực chắc chắn là để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Và khi sai phạm sẽ kéo theo hàng loạt cán bộ và cơ quan liên quan.

Minh chứng cho vấn đề nhức nhối này thì rất nhiều. Đầu tháng 1-2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa có kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và 5 đồng phạm là quan chức trong vụ án hình sự liên quan đến 2 dự án trên núi Chín Khúc. Những đồng phạm chính là cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng... Họ lẽ ra là người tham mưu, phát hiện và kiến nghị ngăn chặn những sai phạm khi giao dự án từ 10 năm trước.

Tương tự, vào đầu tháng 2-2022, 2 cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cùng 3 cựu lãnh đạo cấp sở đã bị Cơ quan Điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì những sai phạm khi giao hơn 9 ha đất không qua đấu giá gây thất thoát nhiều tỉ đồng. Cùng tham gia vào sai phạm gồm toàn lãnh đạo đứng đầu địa phương thì làm sao có cơ quan nào khác ở địa phương có thể phản ánh hoặc ngăn chặn được khi nó mới manh nha?!

Quyền lực của cán bộ là được nhân dân trao. Khi một số cá nhân thâu tóm và sử dụng nó cho cá nhân thì sẽ "ngoạm" vào quyền lợi của chính người dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo