xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối ngoại vươn tầm cao mới

Ðại sứ Phạm Quang Vinh (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ)

2022 là một năm đầy thử thách, song đối ngoại Việt Nam đã có những bước đi rất quan trọng.

Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam nhanh chóng mở cửa trở lại. Mặc dù điều kiện rất khó khăn song đối ngoại Việt Nam đã chủ động hơn trong hội nhập, trong quan hệ quốc tế với nhiều hoạt động nổi bật.

Bức tranh đa sắc màu

Những đóng góp tích cực của Việt Nam trong ASEAN được quốc tế đánh giá cao, cả trong ứng phó với các thách thức như đại dịch, biến đổi khí hậu cũng như ứng xử trong quan hệ với các nước lớn và bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Hàng loạt chuyến thăm và những hoạt động đối ngoại lớn, nhất là củng cố quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ, Liên Hiệp Quốc... đã tạo thành một bức tranh mới của đối ngoại Việt Nam.

Đối ngoại vươn tầm cao mới - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ 2 từ trái sang) dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 10 ngày 12-11-2022, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Campuchia Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, năm 2022 cũng đầy rẫy khó khăn, nhiều trăn trở, đặc biệt liên quan đến cạnh tranh nước lớn và ứng xử với những cuộc khủng hoảng ở khu vực và trên thế giới: vấn đề Myanmar, Ukraine, cạnh tranh Mỹ - Trung...

Dù bước đầu đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 nhưng những hệ lụy của dịch bệnh sau gần 3 năm đặt các nước trước những khó khăn kinh tế rất lớn. Thêm vào đó là những khó khăn địa chính trị trên thế giới, dẫn đến lạm phát tiếp diễn, các chuỗi cung ứng đứt gãy chưa thể hàn gắn được ngay, vấn đề môi trường, giá dầu, thiếu hụt lương thực...

Tuy nhiên, trong bức tranh thách thức nhiều chiều và phức tạp như vậy thì khi bước sang năm 2023 không phải không có cơ hội. Thế giới đã bước đầu kiểm soát được đại dịch và đang bắt đầu đẩy mạnh phục hồi, nối lại các chuỗi cung ứng, gia tăng đầu tư và giao lưu thương mại. Cạnh tranh nước lớn gia tăng nhưng các nước đều quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ðông Nam Á và ASEAN với rất nhiều đề xuất về hợp tác và sáng kiến mới. Ðan xen với những thách thức về chọn bên là những cơ hội về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như về chính trị, an ninh.

Thêm vào đó, những xu hướng phát triển kinh tế mới, cả về mô hình cũng như về cách tiếp cận, đặc biệt là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch đã hiện hữu và sẽ trở thành những ngành kinh tế của tương lai, sẽ là mô hình phát triển rất mới sắp tới.

"Lật tung" thách thức để tìm cơ hội

Trước một thế giới đầy rẫy sự phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, Việt Nam không thể không tiếp tục đường lối nhất quán về chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập, đa dạng hóa và đa phương hóa. Chúng ta không chọn bên, không "đi với bên này chống bên kia" nhưng điều đó chưa đủ mà chúng ta phải chủ động quan hệ tốt với tất cả các nước. Chính sách đối ngoại này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác, kể cả trong trường hợp các đối tác đó cạnh tranh nhau.

Ðối ngoại phải tạo ra được sự đột phá trong phát triển. Việt Nam phải tiếp tục những nỗ lực của năm 2022, cấp bách phục hồi và nối lại chuỗi cung ứng. Việc này không thể làm một mình mà chúng ta sẽ phải đan xen lợi ích với các quốc gia. Hiện nay các quốc gia khác đang có những điều chỉnh rất lớn: có nước vẫn áp dụng chính sách "zero COVID", có nước mở cửa từng phần, có nước đã mở cửa hoàn toàn... Trong bức tranh đa sắc màu đó, để tranh thủ phục hồi thì phải nối lại hợp tác quốc tế, nối lại giao lưu kinh tế quốc tế, nối lại đầu tư thương mại... là việc cần phải quan tâm thực hiện và điều chỉnh.

Ðối ngoại phải góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và phục vụ tốt nhất cho cả hai yêu cầu chiến lược của Việt Nam là phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Ðể làm được điều này, Việt Nam phải tích cực hợp tác với các nước trong khu vực, nhất là ASEAN, tích cực hợp tác với các đối tác của ASEAN, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... để thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.

Ðối ngoại phải thúc đẩy hợp tác để có thể ứng phó một cách hiệu quả nhất với những thách thức an ninh phi truyền thống. Thời gian qua, Việt Nam đã làm rất tốt trong hợp tác quốc tế ứng phó với dịch COVID-19, với "ngoại giao vắc-xin", chúng ta đã tranh thủ được nguồn lực, công nghệ và đặc biệt là vắc-xin để có thể kịp thời tiêm chủng và kiểm soát được đại dịch.

Cuối cùng, để phát triển cao hơn, chất lượng hơn, Việt Nam phải bắt kịp xu hướng về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch. Hiện nay những cam kết về biến đổi khí hậu và môi trường không chỉ còn dừng lại ở câu chuyện bảo vệ môi trường và thiên nhiên mà còn là một ngành kinh tế mới. Có những nguồn tài chính xanh, đầu tư năng lượng xanh, hạ tầng xanh, nhiều đối tác, hợp tác rất chú trọng đến yếu tố "xanh" đó. Tương tự, chuyển đổi số không phải chỉ là sử dụng mạng internet mà còn là thương mại điện tử, quản trị bằng điện tử, đặc biệt là tạo ra không gian và khung chính sách thuận lợi hóa thương mại điện tử, thương mại số.

Trên tất cả, "chìa khóa" để thực hiện những mục tiêu lớn đó là sự kết nối. Kết nối giữa 3 lĩnh vực đối ngoại chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội; gắn kết 3 trụ cột đối ngoại bao gồm đối ngoại Ðảng, đối ngoại nhà nước, đối ngoại nhân dân để tạo ra động lực. Ðặc biệt là kết nối giữa đối ngoại của trung ương, địa phương với đối ngoại của các doanh nghiệp.

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, thách thức đan xen với cơ hội. Ngày nay không "gói cơ hội" tách biệt ra khỏi "gói thách thức". Thế nên, phải "lật tung" trong những thách thức phức tạp để bóc tách ra được cơ hội. Chúng ta vừa có chính sách phòng ngừa nguy cơ nhưng phải tranh thủ những cơ hội tốt nhất cho phát triển đất nước. 

            Dương Ngọc ghi

Thế giới năm 2023 vẫn tiếp diễn nhiều thách thức đa chiều, thậm chí cùng đến một lúc cả về địa chính trị, địa kinh tế, điều chưa từng có tiền lệ trong quan hệ quốc tế.

Đường lối nhất quán

Trong bối cảnh địa chiến lược và cạnh tranh nước lớn rất phức tạp hiện nay, tiếp tục đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam: Độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập, khi chúng ta vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp, chắc chắn sẽ đạt được thành công. Đối ngoại hỗ trợ cho phát triển đất nước với chất lượng tốt hơn, với tầng nấc cao hơn trong hội nhập quốc tế, tranh thủ các chuỗi cung ứng quốc tế… để đạt được khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo