xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để quá muộn

HIỀN MINH

Trải qua 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, chất lượng nguồn nhân lực trở thành mối quan tâm lớn của toàn cầu qua những thay đổi về công việc, phương thức làm việc cùng các kỹ năng và mối liên kết tại nơi làm việc.

Kinh tế số, công nghệ số đã mở ra những cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ), cho phép họ chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn công việc. Chuyển đổi số vừa là thách thức vừa là cơ hội cho việc phát triển lực lượng lao động thông qua việc đưa các định hướng mới của Chính phủ về chuyển đổi số vào cuộc sống.

Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam năm 2020 là 64,5% và tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ ở Việt Nam chỉ 24,6% (chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Singapore). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tỉ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ. Nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, NLĐ sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm. Vì thế, cần có giải pháp đẩy mạnh đào tạo, góp phần cung ứng nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng dẫn đến những thay đổi quan trọng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Dự báo trong 5 năm tới sẽ có 1/3 công việc thay đổi, 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu khi kỹ năng lao động không được nâng lên; thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động...

Mối quan tâm của các quốc gia hiện nay là làm thế nào để vượt qua cuộc khủng hoảng trước mắt. Theo các chuyên gia, các chính sách, các gói kích thích kinh tế cần vừa phù hợp để vừa giúp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững để phát triển thị trường lao động bảo đảm sự tăng trưởng chiều sâu, bền vững trong dài hạn, tránh lỡ nhịp với đà tăng trưởng của thế giới.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chính phủ có chủ trương, chính sách hình thành lực lượng lao động có chất lượng cao nhằm tiếp cận và bắt kịp trình độ các nước ASEAN 4 và G20. Hiện nước ta chủ trương đào tạo trình độ cao đẳng chất lượng cao, làm nền tảng trong đào tạo nghề. Chính phủ cũng cho phép hình thành 80 trường chất lượng cao trong nhiệm kỳ này, thiết lập một số trung tâm vùng quốc gia có chức năng dẫn dắt, đào tạo nghề trong tương lai, tập trung đào tạo ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm mà ta còn thiếu và đòi hỏi chất lượng cao.

Đất nước ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào với 55 triệu người, song phải nhìn thẳng chất lượng nguồn nhân lực để có giải pháp khắc phục. Thời gian không chờ đợi thêm được nữa. Phải cấp bách xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt để hòa nhập và phát triển, đừng để quá muộn màng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo