xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia sản cho mai sau

HỒ PHI

Những ngày qua, cái tên Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều trong sự tán thưởng của người dân: Hai khu dự trữ sinh quyển này vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Tiếng tăm và sự trù phú, đa dạng sinh học ở 2 khu sinh quyển này vốn đã được biết đến rộng rãi trong nước. Chính phủ và các địa phương trên đã có kế hoạch bảo vệ và bảo tồn cho 2 khu vực này khá chu đáo. Nay, với sự công nhận của UNESCO, cái tên Núi Chúa, Kon Hà Nừng sẽ được xuất hiện trong bản đồ dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ của thế giới. Và từ đây, trong sổ tay của những du khách yêu thiên nhiên có thêm 2 điểm đến với nhiều sự hấp dẫn mà chỉ có mẹ thiên nhiên mới kiến tạo được.

Việt Nam đã có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á. Đây là nỗ lực rất lớn của quốc gia, trong bối cảnh xung đột ngày càng gay gắt giữ bảo tồn cảnh quan tự nhiên với tham vọng phát triển kinh tế nhanh chóng. Trong tham vọng này có không ít ông chủ luôn manh nha biến tài nguyên thiên nhiên của quốc gia thành lợi ích riêng; thâu tóm những lợi thế do cộng đồng gầy dựng thành ưu thế kinh doanh của riêng doanh nghiệp.

Không khó để tìm ra các ví dụ cụ thể. Những khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những thủy điện có nhiều ở các tỉnh miền Trung. Rất nhiều dự án du lịch đã đổ bê-tông, giăng dây diện lấn chiếm các ngọn núi vốn trầm mặc hàng triệu năm. Nhiều cánh rừng phòng hộ ven biển bị băm nát và thay vào đó là khu nghỉ dưỡng, cao ốc, siêu thị, nhà hàng...

Còn nhớ cách đây vài tháng, dự án Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh đã vượt qua vòng sơ loại và đang chờ UNESCO công nhận thì lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết sẽ trình Tỉnh ủy rút hồ sơ. Nguyên nhân là phạm vi công viên này quá lớn, bao trùm nhiều vùng ven biển của tỉnh nên khi được công nhận sẽ nằm trong vùng bảo tồn, không thể quy hoạch để thu hút đầu tư. Với lý do như vậy thì có thể hiểu rằng sự bảo tồn nguyên trạng vùng thiên nhiên độc đáo này bị bỏ lại sau những ưu tiên về các dự án kinh tế. Viễn cảnh buồn bã của vùng địa chất tự nhiên này cũng không khó hình dung.

Một câu hỏi có phần thực tế luôn được đặt ra là khi được công nhận các khu dự trữ sinh quyển thì chúng ta được gì? Trước khi nghĩ đến được gì thì hãy nghĩ đến chúng ta giữ gìn cái gì? Khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn quốc gia, công viên địa chất... là những tài nguyên vô giá được thiên nhiên ban tặng mà các thế hệ đi trước đã giữ gìn. Chúng không thể sinh sôi mà chỉ dần bị gặm nhấm và mất đi nếu không được bảo tồn. Đó là những giá trị xanh của sự sống mà không công trình nhân tạo nào thay thế được. Giữ được thiên nhiên tươi đẹp thì chúng ta mới có cơ sở để phát triển du lịch bền vững - ngành kinh tế không khói cực kỳ hấp dẫn và là một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Đã qua rồi giai đoạn phát triển nóng bằng tài nguyên sẵn có. Bây giờ, làm giàu mạnh quốc gia phải luôn nghĩ đến có thể để lại gì cho thế hệ kế tiếp. Bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên chính là gia sản cho thế hệ mai sau. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo