xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải bài toán lao động

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Chuyện làn sóng người lao động (NLĐ) từ các vùng công nghiệp di chuyển về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã được các đại biểu Quốc hội (QH) đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp QH đang diễn ra ngày 12-11.

Hai nội dung tập trung nhất các đại biểu QH nêu ra để tìm câu trả lời chính là giải quyết vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự và việc làm.

Lâu nay chúng ta vẫn thấy NLĐ từ nông thôn đổ về các đô thị công nghiệp chứ hiếm khi theo chiều ngược lại. Điều này không lạ, vì hoạt động công nghiệp phát triển thì cần có lao động, lao động cũng cần có nơi để biến sức lao động thành hàng hóa bằng cách hiệu quả nhất. Khi dịch bệnh xảy ra, sản xuất đình đốn, khó khăn phát sinh thì việc NLĐ từ các vùng công nghiệp kéo nhau về quê là tất nhiên.

NLĐ về quê, có việc làm như từng ổn định ở các vùng công nghiệp trước khi có dịch Covid-19 thì họ có ở lại quê không? Nhiều người khẳng định có. Từ tư duy này, nhiều địa phương đang kiến nghị Chính phủ có các chính sách để tạo việc làm và giúp NLĐ ổn định việc làm ngay tại quê nhà.

Nhưng đó là một chuyện không dễ thực hiện và Chính phủ không thể giải quyết ngay được, kể cả khi ngân sách dồi dào. Trong điều kiện tiềm lực về tư liệu sản xuất có hạn, muốn tạo ra nguồn việc làm phong phú từ nông nghiệp là không đơn giản, cả với những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến. Hoạt động công nghiệp giải quyết được căn bản nhất nguồn lực lao động dôi dư từ nông nghiệp nhưng không thể ngày một ngày hai có thể tạo ra ở các địa phương, đặc biệt những nơi còn khó khăn về giao thông, cách trở với các đô thị lớn.

Không khó để nhìn thấy các vùng từng chuyên canh sản xuất nông nghiệp của các địa phương đã biến thành khu công nghiệp nhưng hoang hóa, đìu hiu. Điều này cho thấy với hoạt động công nghiệp thì không chỉ muốn hay có cơ chế tốt là sẽ có, mà còn cần nhiều điều kiện khác nữa. Muốn phục hồi nhanh việc làm thì phải tập trung nguồn lực để khôi phục hoạt động sản xuất từ chính các vùng công nghiệp có sẵn.

Phát triển hoạt động công nghiệp cho các địa phương là vấn đề quan trọng, lâu dài. Tại TP HCM, nhờ các giải pháp hỗ trợ NLĐ và doanh nghiệp (DN) nên hiện nay ở các khu chế xuất - khu công nghiệp TP HCM đã có 1.355 DN hoạt động trở lại, chiếm 96% so với 1.412 DN hoạt động khi chưa có dịch. Số lượng NLĐ làm việc trong các DN là 230.528 người, đạt 80% tổng số NLĐ trong điều kiện bình thường.

Thực tiễn của TP HCM cho thấy sau thời gian về quê tránh dịch, NLĐ vẫn sẵn sàng quay lại gắn bó với công việc từng làm chứ không phải chỉ chờ đợi việc làm ở quê. Ngoài chuyện sẽ cố gắng tạo quỹ đất giúp DN có nhu cầu làm nhà lưu trú cho công nhân tạm thời trong thời kỳ còn dịch bệnh, về dài hạn TP đã có kế hoạch xây dựng nhà xã hội cho người thu nhập thấp. Đây chỉ là một trong những chiến lược để TP HCM ổn định đời sống người dân.

Không chỉ TP HCM, hoạt động công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu cũng đang hồi phục nhanh chóng. Chính quyền các địa phương này cũng đang phối hợp với cộng đồng DN nỗ lực để tạo các điều kiện tốt nhất cho NLĐ yên tâm ổn định làm việc lâu dài.

Vậy thì lời giải không khó để thấy! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo