xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chậm hơn nữa!

PHẠM HÀ, Chủ tịch HĐQT, CEO Lux Group

Mốc thời điểm 15-3 để mở cửa hoàn toàn ngành du lịch Việt Nam được những người làm du lịch, du khách và cả thị trường chờ đợi suốt thời gian qua. Đây là việc cần làm ngay để ngành du lịch hồi sinh.

Dù vậy, phải thay đổi cách làm để ngành du lịch không rơi vào tình trạng "mở cửa nhưng không có khách đến". Một số đoàn khách châu Âu của chúng tôi muốn đặt lại tour sau nhiều lần hoãn, hủy trong 2 năm qua, họ muốn đi du lịch, tham quan những điểm đến ở Việt Nam vào tháng 6 năm nay nhưng đến giờ chưa lấy được visa vì chúng ta chưa cấp lại visa du lịch. Doanh nghiệp cũng vẫn chờ quy định cụ thể về y tế, có cách ly khách nhập cảnh trong 24 giờ đầu hay 72 giờ đầu?...

Điều các doanh nghiệp mong mỏi lúc này là kết nối hàng không, thông tin mở cửa chính thống và chính xác, quy định cụ thể và cam kết đồng bộ các bộ ngành, từ trung ương tới địa phương... Bởi giai đoạn sắp tới, khi các thị trường đều cùng nhau mở cửa thì cơ hội cho các quốc gia là như nhau, nơi nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt sẽ có cơ hội đón khách quốc tế trở lại. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, khi họ đã công bố mở cửa từ lâu, nên cần hành động ngay để không chậm chân hơn nữa.

Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công, cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu: Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Đông và Úc; thị trường gần trong khu vực ASEAN cũng cần chú trọng... Du lịch sau giai đoạn Covid-19 là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Vì vậy, Việt Nam cũng cần đầu tư cho du lịch về chất lượng, hướng tới phân khúc khách trung, cao cấp; quan tâm tới di sản văn hóa, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ.

Cơ quan quản lý về du lịch cần chia các thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ, hiểu văn hóa và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6, chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế từ tháng 9. Có thể ngành du lịch Việt Nam sẽ mất ít nhất 4-5 năm mới phục hồi như 2019 nhưng không nhất thiết tập trung vào số lượng - năm sau cao hơn năm trước mà tập trung vào chất lượng, lấy khách hàng làm trung tâm, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tăng chi tiêu, lưu trú nhiều hơn.

Cái doanh nghiệp du lịch cần lúc này là vốn, nhân lực và chính sách thuận lợi. Giờ là lúc mở bung cửa về chính sách, cơ chế, đòn bẩy tài chính để du lịch hồi sinh. Tôi chọn 5 yếu tố cho sự khác biệt độc đáo của du lịch Việt Nam trong khu vực là văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên, con người và công nghệ thông tin. Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch và cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia trong thời gian tới là như nhau, các điểm đến du lịch trong nước cũng như nhau, nên nơi nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng trở lại.

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo