xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi khát vọng đổi mới sáng tạo

TS VÕ TRÍ THÀNH, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)

Việt Nam chưa khi nào nói đến "đổi mới sáng tạo mở" nhiều như bây giờ.

Công nghệ 4.0 và chuyển đổi số là xu thế cũng là đòi hỏi tất yếu. Chưa kể, toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều yếu tố bất định, nhiều khó khăn, thách thức. Đổi mới sáng tạo là để vươn lên, vượt qua thách thức.

Trước kia, chúng ta nói về "catch up", tức là chúng ta đặt mục tiêu phải "bắt kịp" các nước giỏi hơn, đi nhanh hơn. Nhưng bây giờ, Việt Nam đã bắt đầu nói đến "đi cùng", thậm chí "đi cùng và vượt trước" nhiều quốc gia.

Đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã thay đổi rất nhiều. Nền kinh tế hội nhập, mở cửa với mọi lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, du lịch. Tỉ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ giảm mạnh. Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Khoảng 10 năm trở lại đây, một tầng lớp mới đang tăng trưởng rất nhanh, đó là tầng lớp trung lưu. Nền kinh tế chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp với sức cạnh tranh dần tăng. Với hơn 850.000 doanh nghiệp (DN) tham gia thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận những bước chuyển biến lớn.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn thẳng vào những tồn tại để sớm tìm ra giải pháp khắc phục. Chúng ta vẫn chưa có một công nghệ lõi nào được coi là nền tảng của thời đại mới. Khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam còn hạn chế. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2021 mới chỉ đạt 3.700 USD/người.

Lý do nằm ở đâu? Có thể giải thích là bởi Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới sáng tạo chưa đủ, dù đã rất nỗ lực. Phải chăng chúng ta chưa đủ khát vọng để thay đổi mà chỉ dừng ở linh hoạt thích nghi với hoàn cảnh? Mặt khác, những hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực và hạn chế về kết nối về mặt con người, xã hội và kết nối trong thế giới phẳng với nguồn lực từ 7 tỉ người trên trái đất.

Nhận diện rõ như vậy để thấy rằng cần những giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân, DN phát triển trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách ưu tiên đổi mới sáng tạo, hỗ trợ kết nối... Song, mỗi DN, doanh nhân cũng cần nuôi dưỡng đủ đam mê, khát vọng, sự đau đáu đổi mới sáng tạo, chủ động kết nối.

Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm rằng chuyển đổi số và công nghệ 4.0 cùng những biến cố bất ngờ như dịch COVID-19 đòi hỏi DN phải có nền tảng vững chắc mới có thể trụ vững trước những cú sốc của thị trường. Nền tảng vững chắc thì các chiến lược đưa ra mới có thể thực thi và có hiệu quả bền vững. Một trong số những yếu tố nền tảng quan trọng là văn hóa DN và đạo đức kinh doanh. Chiến lược, sản phẩm, bí quyết công nghệ... có thể bị sao chép, ăn cắp dưới nhiều hình thức, song thứ duy nhất không thể sao chép là văn hóa DN nghiệp.

Kỷ nguyên số bùng nổ đem lại máy móc, trí thông minh nhân tạo nhưng bản thân DN mới tự tạo ra được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng nhờ văn hóa DN và đạo đức kinh doanh của mình. Đó chính là điều cốt lõi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo