xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận dụng "cơ cấu vàng"

HOÀNG TRUNG

Những ngày qua, ở các tỉnh, thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, hàng loạt doanh nghiệp (DN) ráo riết tuyển dụng lao động.

Những ngành hàng đang có nhiều đơn hàng như may mặc, chế biến gỗ, bất động sản, linh kiện điện tử... đều rất cần nguồn lao động.

Để thu hút lao động, DN không chỉ trả lương khá cao (6 - 18 triệu đồng/ tháng) mà còn áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ khác khi trở thành lao động chính thức của DN. Có DN còn chi hoa hồng đến 4 triệu đồng cho công nhân giới thiệu người quen thân vào công ty làm việc.

Tận dụng cơ cấu vàng - Ảnh 1.

Ảnh: GIANG NAM

Tình trạng khan hiếm lao động sau Tết diễn ra khá thường xuyên nhiều năm qua nhưng 2 năm nay trở nên trầm trọng hơn vì những tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động (NLĐ) đã trở về quê khi công ty không có việc làm và nhiều người không quay lại khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Theo một khảo sát và công bố trên website vieclamtot.com, có 58% NLĐ mong muốn quay lại các thành phố lớn làm việc vì thích nhịp sống sôi động, điều kiện sinh hoạt và thu nhập tốt hơn; 42% NLĐ được hỏi cho biết không muốn quay lại hoặc không cân nhắc vì muốn "tìm kiếm cơ hội làm việc tại địa phương hoặc làm nghề tự do".

Sự khan hiếm lao động khiến không ít DN dệt may từ chối đơn hàng. Nhìn rộng ra, với những thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật thì đây sẽ là mối lo của số đông DN khi dây chuyền đã sẵn sàng lại thiếu dù chỉ 10% lao động. Để hỗ trợ DN, trong chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra nhóm nhiệm vụ cụ thể là triển khai các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội nhằm thu hút NLĐ quay lại làm việc như: hỗ trợ NLĐ có thu nhập thấp chi trả sinh hoạt phí tối thiểu về nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế; hỗ trợ NLĐ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Trên bình diện quốc gia, nước ta đang đứng trước những thách thức về nguồn nhân lực. Đó là năng suất lao động thấp khi chất lượng đào tạo không cải thiện; lãng phí do đào tạo không đúng nhu cầu; nguy cơ thất nghiệp ở tuổi trung niên khi cách mạng công nghệ 4.0 khiến hàng triệu người cần đào tạo lại... Trên bình diện DN, dù nỗ lực nâng cao năng suất lao động bên cạnh đổi mới thiết bị, nhiều DN vẫn chưa thoát tình trạng phải dựa vào nguồn nhân công giá rẻ, chi phí còn cao và năng suất không tăng. Ngay với DN có vốn đầu tư nước ngoài, vẫn còn số đông công nhân có kỹ năng nghề thấp, song DN cố gắng giữ người để đào tạo thêm, đào tạo lại khi nguồn cung khan hiếm.

Do đó, bài toán lao động vẫn nan giải, làm sao dung hòa giữa chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo các phúc lợi để dưỡng nguồn nhân lực và phát huy cao nhất lợi thế nguồn nhân lực trong thời điểm "cơ cấu vàng" của dân số chưa qua. Thách thức lớn nhất phải vượt qua trong giai đoạn này là phải có được nguồn lao động kỹ thuật cao và lao động dịch vụ cao cấp. Giải pháp khả thi và có tính bền vững là phải nâng chất lượng đào tạo, hệ thống trường nghề phát huy tác dụng và DN tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo