xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ mắc Covid-19 tăng nhanh, người lớn nên làm gì?

Anh Thư - Nguyên Lâm

(NLĐO) - Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, chia sẻ những khuyến cáo đến phụ huynh khi số trẻ em mắc Covid-19 đang tăng nhanh giữa làn sóng Omicron.

-Phóng viên: Thưa bác sĩ, hiện nay số trẻ em mắc Covid-19 đang có xu hướng gia tăng nhanh và nhiều người lo lắng những trẻ em F0 này có thể là nguồn lây cho người lớn. Bác sĩ có lời khuyên gì cho phụ huynh để tránh tình trạng trẻ thành F0, cả nhà cùng bệnh, cũng như việc bảo vệ các đối tượng nguy cơ trong gia đình?

+Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có 2 nguyên nhân trẻ F0 tăng mà mình không thể lý giải được do cái nào là chính. Thứ nhất là con nít đi học nên gia tăng, thứ hai là do chủng Omicron làm tăng. Vì hiện nay ở TP HCM cũng như những nơi khác đang có sự hiện diện của biến chủng Omicron, vì vậy đã có sự lây lan khá nhanh. 

Lẽ đương nhiên, không thể để cho con nít nghỉ học hoài được. Vì rõ ràng số ca bệnh có nhiều, nhưng không bị nặng. Bệnh nặng thấp hơn nhiều so với đợt dịch thứ tư. Như vậy con nít phải đi học, phải được hòa nhập với cộng đồng.

Nhưng con nít lây cho người lớn hay người lớn đi làm rồi lây cho con nít? Hiện nay có rất nhiều người trẻ, chưa có gia đình nhưng vẫn bệnh. Thực tế cho thấy biến chủng Omicron tấn công vào đội ngũ lao động là nhiều. Như vậy mình phải tập trung vào 2 điều: phải 5K nghiêm túc, người lớn phải lo tiêm ngừa. Đặc biệt là trong nhà có người nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền) thì người lớn và con nít trong nhà cần phải hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao này. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh đưa ra các lời khuyên, hướng dẫn đối với phụ huynh khi số F0 trẻ em gia tăng

- Xin bác sĩ cho lời khuyên: ví dụ trong nhà có một đứa trẻ trở thành F0, vậy người lớn phải chăm sóc trẻ như thế nào?

+ Nếu đứa trẻ quá nhỏ, không thể ở một mình được thì nên có một người lớn đã tiêm ngừa hoặc từng là F0 rồi chăm sóc trẻ đó, trong quá trình chăm sóc thì mang khẩu trang. Còn nếu đứa trẻ đã đủ tuổi để có thể ở một mình thì để trẻ tự cách ly trong phòng, theo dõi trẻ thường xuyên qua camera, hoặc qua khoảng cách trên 2 mét. Thông thường từ 7-10 ngày là trẻ sẽ giảm khả năng lây lan nhiều.

Cũng chăm sóc trẻ như các F0 khác và như các bệnh khác: uống thuốc trị triệu chứng, vitamin, uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Như vậy thì trẻ sẽ vượt qua. Trẻ cũng có thể lây cho người nhà, vì vậy người nhà cũng nên lưu ý khi trở thành F1 để tránh lây lan cho người khác.

- Đối với biến chủng mới, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Vậy nguy cơ MIC-C sau nhiễm Omicron như thế nào thưa bác sĩ?

+ Đối với chủng Delta, MIS-C ở trẻ rất thấp, chỉ là 1/10.000 trẻ. Sau này khi chủng Omicron gia tăng, số ca bệnh Covid-19 tăng lên rất nhiều nhưng ngược lại số ca MIS-C giảm dần và gần như là biến mất. 

Thống kê mới đây của CDC Mỹ cho biết chủng càng gần với "virus người" (các loại virus gây bệnh nhẹ, thông thường ở người ví dụ cảm lạnh) thì càng không gây MIS-C ở trẻ con.

- Ngược lại với nỗi lo của một số người, một số lại cho rằng Omicron quá nhẹ nên có thể "mặc kệ nó", xin bác sĩ cho ý kiến?

+ Mặc kệ nó thì không nên, và cũng không nên quá hoảng loạn, cần cố gắng kiểm soát tốc độ lây. Quan trọng nhất là không để số trẻ mắc bệnh cùng 1 lúc quá nhiều, như vậy hệ thống y tế sẽ quá tải. Giải pháp hiệu quả để không xảy ra nguy cơ này là duy trì tốt tiêu chí 5K. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo