xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CLIP: Lần đầu ghi hình được siêu tân tinh - ngôi sao nổ thành bóng ma

Anh Thư

(NLĐO)- "Đây là bước đột phá trong sự hiểu biết của chúng ta về những ngôi sao lớn trong khoảnh khắc trước khi chúng chết" - các nhà thiên văn nói về siêu tân tinh 2020tlf ngoạn mục.

Các nghiên cứu thiên văn từ lâu đã minh chứng rõ ràng giai đoạn cuối đời của các ngôi sao, bao gồm Mặt Trời của chúng ta: bùng lên thành một ngôi sao khổng lồ đỏ, sau đó phát nổ, co cụm thành sao lùn trắng bé nhỏ. Sao lùn trắng sẽ tiếp tục sống trong trạng thái "thây ma" cho đến khi phát nổ lần nữa, tiêu biến vào hư không, hoặc có thể phát triển thành sao neutron hay lỗ đen.

CLIP: Lần đầu ghi hình được siêu tân tinh - ngôi sao nổ thành bóng ma - Ảnh 1.

Ngôi sao khổng lồ đỏ 2020tfl trước khi hóa siêu tân tinh - Ảnh: W. M. Keck Observatory/Adam Makarenko

Nhưng qua nghiên cứu mới đây của Mỹ, những hình ảnh đầu tiên về cái chết của một ngôi sao mới được hé lộ: 2020tfl đã tình cờ kết thúc giai đoạn sao khổng lồ đỏ và phát nổ trước mắt chúng ta. Vụ nổ sao sẽ tạo ra siêu tân tinh, một trong những vật thể thiên văn đẹp mắt nhất, theo tờ Space.

Tiến sĩ Wynn Jacobson-Galán, thành viên của Quỹ Khoa học Quốc gia về thiên văn học tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết Đài quan sát W. M. Keck đặt tại Hawaii đã nắm bắt được khoảnh khắc nói trên, sau đó Đài quan sát không gian Neil Gehrels Swift của NASA đang quay quanh quỹ đạo Trái Đất đã tham gia công việc sau khi ngôi sao phát nổ.

Theo CNN, đó là một ngôi sao "siêu khổng lồ đỏ", có khối lượng gấp 10 lần Mặt Trời và cách Trái Đất 120 năm ánh sáng, thuộc thiên hà NGC 5731.

Đoạn clip ngoạn mục mà tờ Space đăng tải cho thấy ngôi sao khổng lồ đã bất ngờ phát xạ dữ dội, sau đó sụp đổ và bốc cháy.

Đoạn clip ngoạn mục mà tờ Space phát hành dựa trên dữ liệu tổng hợp từ nhóm nghiên cứu

Bản thân sự kiện này đã là một bước đột phá lớn nhưng các nhà thiên văn hy vọng sẽ tiếp tục ghi nhận được nhiều ngôi sao khổng lồ đỏ phát nổ hơn để hiểu thêm về các tác động tổng hợp dẫn đến một siêu tân tinh.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo