xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ Mặt trời có hành tinh hồng, 1 năm bằng 1.000 năm trái đất

A. Thư (Theo Space, Daily Mail)

(NLĐO)- Một hành tinh màu hồng hoàn toàn nằm trong Hệ Mặt trời, chưa từng được biết đến, vừa lộ diện giữa vòng quay 1.000 năm ở nơi xa mặt trời gấp trái đất 120 lần.

Nhóm khoa học gia đến từ Đại học Bắc Arizona và Đại học Hawaii (Mỹ), thành viên Trung tâm Minor Planet thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế, vừa công bố phát hiện chấn động về một hành tinh chưa từng được biết đến nằm ở khu vực ngoài rìa của hệ mặt trời và có màu hồng nhạt tuyệt đẹp.

Hệ Mặt trời có hành tinh hồng, 1 năm bằng 1.000 năm trái đất - Ảnh 1.

Chân dung hành tinh màu hồng - Ảnh đồ họa do nhóm nghiên cứu cung cấp

Hành tinh được gọi với mã số 2018 VG18 và biệt danh là "Farout", xa mặt trời 120 đơn vị thiên văn. Ước tính 1 năm ở hành tinh hồng này dài bằng 1.000 năm ở trái đất. Màu hồng nhạt tuyệt đẹp của hành tinh cho thấy nó là một vật thể giàu băng giá.

Hệ Mặt trời có hành tinh hồng, 1 năm bằng 1.000 năm trái đất - Ảnh 2.

Ảnh động cho thấy khu vực quan sát được hành tinh màu hồng, qua kính viễn vọng Subaru - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Hệ Mặt trời có hành tinh hồng, 1 năm bằng 1.000 năm trái đất - Ảnh 3.

Mũi tên màu xanh đánh dấu hành tinh màu hồng - ảnh cắt từ clip quan sát được từ kính viễn vọng Subaru và kính viễn vọng Magellan

Nhà thiên văn David Tholen (Đại học Hawaii, Mỹ)  cho biết đây là vật thể xa nhất trong hệ mặt trời mà con người có thể nhìn thấy được qua kính thiên văn. Con người còn biết đến hai thứ xa hơn là hành tinh lùn Sedna và vành đai hàng ngàn tỉ sao chổi trong Đám mây Oort. Tuy nhiên, chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy hai thứ kể trên.

"Tất cả những gì chúng ta hiện biết về VG18 2018 là khoảng cách cực xa so với Mặt trời, đường kính gần đúng và màu sắc của nó" – ông Tholen cho biết. Ước tính hành tinh màu hồng này có đường kính 500 km. Nhiều người hy vọng đó là hành tinh X – hành tinh thứ 9 huyền thoại mà các nhà thiên văn học tìm kiếm hàng chục năm nay, nhưng có lẽ nó quá nhỏ và chỉ được phân loại là hành tinh lùn.

Hệ Mặt trời có hành tinh hồng, 1 năm bằng 1.000 năm trái đất - Ảnh 4.

Sơ đồ khoảng cách một số hành tinh trong hệ mặt trời, từ trái qua: Sao Kim, Sao Thủy, Trái đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương, các hành tinh lùn The Goblin, Sedna, Eris và cuối cùng là hành tinh màu hồng Farout - ảnh đồ họa do nhóm nghiên cứu cung cấp

Tuy nhiên, ở khoảng cách đó, hành tinh màu hồng được kỳ vọng hé lộ thêm về hành tinh X nếu như người ta có thể tìm thấy các tương tác phù hợp mà một hành tinh có thể ảnh hưởng lên một hành tinh lùn gần đó. Hồi đầu tháng 10, chính nhóm khoa học gia này đã phát hiện ra The Goblin tức "Yêu Tinh" – hành tinh lùn xa gấp 2,5 lần trái đất và được cho là mang bằng chứng cho thấy hệ mặt trời sở hữu một hành tinh thứ 9 là siêu trái đất lắc lư.

Hình ảnh đầu tiên của hành tinh hồng được quan sát bởi kính viễn vọng Subaru của Nhật Bản, đặt trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii vào ngày 10-11 vừa qua; lần thứ 2 mới đầu tháng 12 thông qua kính viễn vọng Magellan đặt tại Đài thiên văn Carnegie Las Campanas ở Chile.

Một trùng hợp thú vị khác đó là khoảng cách 120 đơn vị thiên văn cũng là mốc mà tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA, với nhiệm vụ thám thính không gian "giữa các vì sao" ở ngoài rìa mặt trời, vừa đạt được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo