xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những sinh vật sống lâu nhất hành tinh

H.Trang (Theo Huffting Post)

(NLĐO) - Trong suốt gần 1 thập kỷ, nhiếp ảnh gia Rachel Sussman đã đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những loài sống lâu nhất trong giới tự nhiên.

Llareta trên 2.000 năm tuổi

 

img

 

Nếu tới thăm sa mạc Atacama ở Chile, bạn có thể dễ dàng bắt gặp khắp nơi hình ảnh của một loài cây hoa có màu xanh họ hàng với mùi tây bao phủ các phiến nhỏ tên Llareta. Tuổi thọ của nó luôn đạt trên 2.000 năm tuổi.

Cây bao báp Nam Phi

 

img

 

Cây bao báp trong bức ảnh được chụp tại khu bảo tồn Kruger ở Nam Phi với tuổi thọ lên đến 2.000 năm. Sở dĩ loài cây này sống lâu tới vậy là vì càng phát triển, thân cây bao báp càng to, càng rỗng và khả năng giữ nước càng lớn. Phần thân rỗng bên trong một cây bao báp thường được động vật sử dụng làm nơi trú ẩn. Còn đối với con người, nó có vai trò như một nhà vệ sinh, nhà tù thậm chí là quầy bar.

Cây vân sam Gran Picea : 9.550 tuổi

Nằm ở phía Tây Thụy Điển, cây vân sam Na Uy 9.550 tuổi như một bức tự họa của hiện tượng biến đổi khí hậu trên trái đất. Cách đây khoảng 9.500 năm, vân sam phát triển mạnh mẽ, song chính sự biến đổi khí hậu đã làm số lượng loài thực vật này sa sút đi nhanh chóng.

Mojave Yucca : 12.000 tuổi (Sa mạc Mojave, California )

Quần thể cây bụi Mojave Yucca đều đã ở khoảng 12.000 năm tuổi. Những cá thể cứ lớn lên và chết đi được thay thế bởi các cá thể mới mọc từ chung một bộ rễ là nguyên nhân giúp loài thực vật này có tuổi thọ cao đến thế.

Stromatolite: 2.000 - 3.000 tuổi ( Carbla Station, Tây Úc )

 

img

Stromatolite là một trong những sinh vật cổ gắn liền với sự xuất hiện của ôxy trên trái đất cách đây 3,5 tỷ năm.

Quần thể thông Huon ở núi Read, Tasmania: 10.500 tuổi

Quần thể thông ở đây có độ tuổi khoảng 10.500 năm. Phần lớn trong số chúng đã bị lửa thiêu hủy sau những vụ hỏa hoạn nhưng một số ít cá thể vẫn còn sống sót.

Rêu 5.500 tuổi ở đảo Voi - Nam Cực

 

img

 

Khoảng 100 năm trước, các nhà thám hiểm đã phát hiện trên đảo Voi - Nam Cực loài rêu đá cổ xưa bậc nhất trên thế giới, có tuổi thọ ước chừng 5.000 năm

Welwistchia

 

img

 

Welwistchia là loài cây chỉ sống ở gần bờ biển Namibia và Angola nơi tiếp giáp với sa mạc. Loại cây này rất đặc biệt khi chỉ có 1 gốc, 1 rễ và 2 lá.

Bạch đàn hiếm 13.000 tuổi

Loại cây này sống ở New South Wales, Australia có tuổi thọ lên tới 13.000 năm. Đây là 1 trong 5 cá thể bạch đàn hiếm còn lại trên hành tinh này.

Thông Bristlecone

Cây thông Bristlecone nằm trong dãy núi Trắng ở California, nó đã hơn 5.000 năm tuổi và được mệnh danh là cây đơn sống lâu nhất hành tinh.

Cỏ biển Posidonia (Quần đảo Balearic, Tây Ban Nha)

 

img

 

Cỏ biển Posidonia đã sống đến 100.000 năm tuổi, được UNESCO công nhận và bảo vệ ở vùng đảo Ibiza và Formentera.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo